Home / KINH - LUẬN / Kinh Diệu Pháp Liên Hoa / QUYỂN SÁU / QUYỂN THỨC SÁU PHẨM “PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC” THỨ MƯỜI CHÍN

QUYỂN THỨC SÁU PHẨM “PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC” THỨ MƯỜI CHÍN

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
PHẨM “PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC” THỨ MƯỜI CHÍN

1 – Lúc bấy giờ, Phật bảo Ngài Thường Tinh Tấn Đại Bồ-tát rằng: Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn thọ trì Kinh Pháp Hoa này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, người đó sẽ đặng tám trăm công đức nơi mắt, một nghìn hai trăm công đức nơi tai, tám trăm công đức nơi mũi, một nghìn hai trăm công đức nơi lưỡi, tám trăm công đức nơi thân, một nghìn hai trăm công đức nơi ý, dùng những công đức này trang nghiêm sáu căn đều được thanh tịnh.
Thiện nam tử và thiện nữ nhơn đó, nhục nhãn thanh tịnh của cha mẹ sanh ra, thấy khắp cõi tam thiên đại thiên, trong ngoài có những núi, rừng, sông, biển, dưới đến địa ngục A-tỳ, trên đến cõi trời Hữu Đảnh, cũng thấy tất cả chứng sanh trong đó và nghiệp nhơn duyên, quả báo, chỗ sanh ra thảy đều thấy biết.
Khi đó, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
2 – Nếu người ở trong chúng
Dùng tâm không sợ sệt
Nói Kinh Pháp Hoa này
Ông nghe công đức đó
Người đó đặng tám trăm
Công đức thù thắng nhãn
Do dùng đây trang nghiêm
Mắt kia rất thanh tịnh.
Mắt thịt cha mẹ sanh
Thấy cả cõi tam thiên
Trong ngoài núi Di-lâu
Núi Tu-di, Thiết Vi
Và các núi rừng khác
Biển lớn, nước sông ngòi
Dưới đến ngục A-tỳ
Trên đến trời Hữu Đảnh
Chúng sanh ở trong đó
Tất cả đều thấy rõ
Dầu chưa đặng Thiên nhãn
Sức nhục nhãn như thế.
3 – Lại nữa, Thường Tinh Tấn! Nếu người thiện nam tử, thiện nữ nhơn, thọ trì kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc biên chép, hoặc giải nói, đặng một nghìn hai trăm nhĩ công đức, dùng tai thanh tịnh đó, nghe khắp cõi thiên đại thiên, dưới đến địa ngục A-tỳ, trên đến trời Hữu Đảnh, trong ngoài các thứ lời lẽ giọng tiếng: tiếng voi, tiếng ngựa, tiếng xe, tiếng trâu, tiếng khóc la, tiếng buồn than, tiếng ốc, tiếng trống, tiểng chuông, tiếng linh, tiếng cười, tiếng nói, tiếng trai, tiếng gái, tiếng đồng tử, tiếng đồng nữ, tiếng pháp, tiếng phi pháp, tiếng khổ, tiếng vui, tiếng phàm phu, tiếng Thánh nhơn, tiếng đáng ưa, tiếng chẳng đáng ưa, tiếng trời, tiếng rồng, tiếng dạ-xoa, tiếng càn-thát-bà, tiếng a-tu-la, tiếng ca-lầu-la, tiếng khẩn-na-la, tiếng ma-hầu-la-già, tiếng lửa, tiếng nước, tiếng gió, tiếng địa ngục, tiếng súc sanh, tiếng ngạ quỷ, tiếng Tỳ-kheo, tiếng Tỳ-kheo-ni, tiếng Thanh văn, tiếng Bích-chi Phật, tiếng Bồ-tát, tiếng Phật.
Nói tóm đó, trong cõi tam thiên đại thiên, tất cả trong ngoài có các thứ tiếng, dầu chưa đặng thiên nhĩ, dùng tai tầm thường thanh tịnh của cha mẹ sanh, thảy đều nghe biết, phân biệt các thứ tiếng tăm như thế, mà chẳng hư nhĩ căn.
Lúc đó, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
4 – Tai cha mẹ sanh ra
Trong sạch không đục nhơ
Dùng tai thường này nghe
Cả tiếng cõi tám thiên
Tiếng voi ngựa, trâu, xe
Tiếng chung, linh, loa, cổ
Tiếng cầm, sắc, không hầu
Tiếng ống tiêu, ống địch
Tiếng ca hay thanh tịnh
Nghe đó mà chẳng ham.
Tiếng vô số giống người
Nghe đền hiểu rõ đặng
Lại nghe tiếng các trời
Tiếng ca hát nhiệm mầu
Và nghe tiếng trai, gái
Tiếng đồng tử, đồng nữ
Trong núi sông hang hiểm
Tiếng ca-lăng-tần-dà
Cộng mạng các chim thảy
Đều nghe tiếng của nó.
Địa ngục, các đau đớn
Các thứ tiếng độc khổ
Ngạ quỷ đói khát bức
Tiếng tìm cầu uống ăn
Các hàng a-tu-la
Ở nơi bên biển lớn
Lúc cùng nhau nói năng
Vang ra tiếng tăm lớn
Như thế người nơi pháp
An trụ ở trong đây
Xa nghe các tiếng đó

About namcuulong

Check Also

QUYỂN THỨC SÁU PHẨM “THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT” THỨ HAI MƯƠI

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA PHẨM “THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT” THỨ HAI MƯƠI 1 ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *