Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 4 / PUCL QUYỂN 53 – CHƯƠNG THÔNG MINH CƠ TRÍ, NGU ĐỘN

PUCL QUYỂN 53 – CHƯƠNG THÔNG MINH CƠ TRÍ, NGU ĐỘN

– Làm nhà ba tầng.
– Tôi không muốn làm hai tầng dưới, chi muốn làm tầng cao nhất.
– Không thể có việc đó, không xây tầng một, làm sao xây được tầng thứ hai? Không tạo tầng thứ hai, thì làm sao xây được tầng thứ ba?
– Tôi nay không cần hai tầng dưới. Anh phải làm tầng cao nhất cho tôi.
Mọi người nghe thế, chê cười anh ta.
Cũng vậy, chúng đệ tử của Thế Tôn không tinh tiến tu tập, tôn kính Tam bảo, biếng nhác mà muốn cầu đạo quả, lại còn nói: ‘Nay tôi, không cần ba quả thấp kia, chỉ cầu quả A-la-hán’, thì cũng làm cho mọi người chê cười”.
59.3.7. Mài dao: Kinh Bách dụ ghi: “Thuở xưa, có một người nghèo khổ làm việc cho vua. Trải qua thời gian rất lâu, thân thể trở nên gầy yếu. Thấy vậy, vua thương xót ban tặng cho anh ta một con lạc đà chết. Anh ta bèn lột da, nhưng dao lụt quá, muốn tìm cục đá để mài. Thế là anh lên lầu tìm được cục đá và mài dao thật bén rồi xuống lột da con lạc đà. Cứ như vậy, khi dao lụt thì anh lại lên lầu để mài dao. Lên xuống nhiều lần, anh quá mõi mệt, không thể lên lầu được nữa, bèn treo con lạc đà gần cục đá mài trên lầu. Mọi người thấy vậy chê cười anh ta.
Cũng vậy, người ngu phá hủy giới cấm, rồi dùng nhiều tiền của để tu phúc, mong cầu được sinh lên trời, trái lại phải gặp họa. Giống như người nghèo kia treo con lạc đà bên cục đá mài trên lầu, tốn công rất nhiều mà kết quả thì rất ít”.
59.3.8. Bán hương: Kinh Bách dụ ghi: “Thuở xưa, có một trưởng giả ra biển lấy hương trầm thủy, trải qua nhiều năm gom được một xe, ông bèn chở về nhà rồi mang ra chợ bán. Vì trầm hương quá đắt nên không ai mua nổi. Đã nhiều ngày mà bán không được, ông ta buồn chán. Khi ấy, thấy người bán than đắt hàng, ông ta suy nghĩ: ‘Nếu như đốt trầm hương thành than, chắc bán rất mau’. Nghĩ thế, ông ta bèn đốt trầm hương thành than. Quả nhiên, ông ta bán rất chạy. Nhưng một xe than trầm hương giá trị không bằng nửa xe than thường.
Người ngu thế gian cũng như vậy, có vô số phương tiện, giúp chúng sinh siêng năng câu Phật quả; nhưng Phật quả khó được, nên họ thoái tâm, tự nghĩ: ‘Chi bằng ta phát tâm cầu quả Thanh văn, mau đoạn sinh tử, thành A-la-hán
59.3.9. Giao ước để ăn bánh: Kinh Bách dụ ghi: “Thuở xưa, hai vợ chồng nhà kia có ba cái bánh, bèn chia nhau mỗi người một cái, cái bánh còn lại, họ giao ước:
– Nếu ai lên tiếng trước thì không được ăn bánh!
Giao ước xong, cả hai người đều không dám lên tiếng, chỉ vì muốn được án cái bánh kia. Ngay lúc ấy, kẻ trộm lẻn vào nhà, lấy hết của cải. Vì trước đã giao ước, nên hai vợ chồng chỉ đưa mắt nhìn mà không ai dám lên tiếng. Tên trộm thấy họ không mở miệng, liền xâm phạm đến người vợ ngay trước mặt người chồng. Anh chồng nhìn thấy cũng không dám lên tiếng. Người vợ liền quát tên trộm và trách chồng:
– Sao chàng ngu si đến thế? Chỉ vì một cái bánh mà thấy kẻ trộm không dám lên tiếng?
– Người chồng vỗ tay cười nói:
– Ha ha! Nàng thua rồi! Ta được cái bánh này, nhất định không cho nàng ăn đâu!
Mọi người nghe việc này, đều chế nhạo anh ta. Phàm phu cũng như thế, vì một chút danh lợi mà giả hiện thanh tịnh, bị giặc ác phiền não hư dối làm hại, mất hết pháp lành, rơi vào ba đường ác. Thế mà, chẳng những họ không hề lo sợ để mong cầu giải thoát, trái lại đắm nhiễm năm dục, gặp cảnh khổ não cũng không biết là tai họa. Chẳng khác gì cặp vợ chồng ngu kia!
59.3.10. Sợ vợ: Kinh Bách dụ ghi: “Thuở xưa, có một người cưới hai vợ, nhưng khi gần gũi cô này thì cô kia hờn giận. Anh ta không biết xử sự thế nào, liền nằm ngửa ngay thẳng giữa hai cô. Một đêm, gặp lúc trời mưa lớn, mái nhà bị dột, nên nước bụi rơi vào mắt anh ta. Vì trước đã có giao ước, nên anh ta không dám ngồi dậy tránh mưa, khiến cho cả hai mắt đều bị mù.
Phàm phu ở đời cũng như thế, gần gũi bạn ác* làm các việc phi pháp, tạo các kết nghiệp, nên phải rơi vào ba đường ác, chịu sinh tử dài lâu, khiến cho mắt tuệ mù lòa. Giống như người chồng ngu si kia bị mù hai mắt bởi hai cô vợ”.
59.3.11. Ngậm gạo: Kinh Bách dụ ghi: “Thuở xưa, có một người đến nhà vợ, thấy nhà đang giã gạo, anh ta liền lén lấy gạo bỏ vào miệng. Lát sau người vợ đến, muốn nói chuyện với chồng, nhưng trong miệng anh đang ngậm đầy gạo, nên không thể trả lời. Vì hổ thẹn với vợ, nên anh ta không dám nhả ra. Chị vợ thấy chồng không nói được, lấy làm lạ đưa tay sờ thử, cho răng miệng anh bị sưng, liền thưa với cha mình:
– Chồng con mới đến, đột nhiên miệng bị sưng không nói được!
Cha của cô liền gọi thầy thuốc đến chữa trị. Lúc ấy, thầy thuốc nói:
– Bệnh này rất nặng, giống như bướu đá, phải mổ miệng mới được!
Sau đó, ông bèn lấy dao rạch miệng anh ta, gạo từ trong miệng rơi xuống. Lúc đó sự việc mới rõ ràng.
Người đời cũng như thế, gây tạo các việc ác, phạm giới, lại còn che giấu lỗi lầm, không chịu sám hối. Khi chết đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh. Giống như người ngu kia vì chút hổ thẹn, không chịu nhả gạo, đến khi rạch miệng thì mới phơi bày lỗi của mình”.
59.3.12. Bắt chước vua nháy mắt: Kinh Bách dụ ghi: “Thuở xưa, có một người muốn được lòng vua, bèn hỏi người khác:
– Làm sao để được vua vừa lòng?
Người ấy nóỉ:
– Nếu muốn được vừa lòng vua, thì anh phải bắt chước điệu bộ, dáng vẻ của vua.
Nghe vậy, người nầy thấy vua nháy mắt, anh ta liền bắt chước nháy mắt theo. Thấy vậy, vua hỏi:
– Khanh bị bệnh hay trúng gió. Vì sao mắt lại giật như vậy?
Anh ta đáp:
– Thần không đau mắt, cũng không bị trúng gió, chỉ muốn làm vừa lòng đại vương thôi. Thần thấy đại vương nháy mắt nên bắt chước.
Nghe xong, vua nổi giận, sai người trị tội, rồi đuổi ra khỏi nước.
Cũng vậy, người đời muốn được thân cận bậc Pháp Vương, cầu học thiện pháp để tăng trưởng công đức. Khi đã được thân cận rồi, họ lại không hiểu Pháp Vương vì chúng sinh, lập nhiều phương tiện thị hiện những khiếm khuyết, nghe pháp Phật có câu cú không đúng, sinh lòng chê bai, bắt chước theo. Do đó, dù họ ở trong pháp Phật mà vĩnh viễn mất hết lợi ích, rơi vào ba đường ác, giống như người ngu bắt chước điệu bộ của vua”.
59.3.13. Sợ cây: Kinh Bách dụ ghi: “Thí như một con dã can ở nơi gốc cổ thụ. Một hôm, gió thổi làm gãy nhánh cây rơi trên lưng nó. Nó sợ quá, liền nhắm mắt lại không muốn nhìn cây, và bỏ chạy đến nơi đất trống. Chiều hôm ấy vẫn không dám ừở về. Từ xa, nó nhìn thấy gió thổi khiến các cành cây lay động lên xuống. Nó liền hỏi: ‘Gọi tôi à!’, rồi liền chạy đến bên cây.
Đệ tử ngu si cũng như thế, đã được xuất gia, gẳn gũi sư trưởng vừa bị quở trách một chút- liền bỏ đi. Sau đó gặp người ác quấy nhiễu, mới trở về bèn thầy mình. Đến đi như thề là ngu si.
Có bài tụng:
Lưới ái buộc tâm ngu
Tham si nghịch trí sáng
Dù được đuốc tuệ chiếu
Kẻ ngu mắt vẫn mù
Ngu si thường bất giác
Giống tuệ chưa nẩy mầm
Nếu chẳng gặp bạn lành
Đâu thể ngộ được tâm

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 51 – CHƯƠNG BẠN TỐT, BẠN XẤU, TRỌN BẠN

QUYỂN 51 Quyển này gồm ba chương: Bạn tốt, Bạn xấu, Chọn bạn. 53. CHƯƠNG ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *