Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 4 / PUCL QUYỂN 50 – CHƯƠNG BÁO ÂN, QUÊN ÂN, TRÁI ÂN

PUCL QUYỂN 50 – CHƯƠNG BÁO ÂN, QUÊN ÂN, TRÁI ÂN

QUYỂN 50
Quyển này gồm hai chương: Báo ân, Quên ân-trái ân.
51. CHƯƠNG BÁO ÂN

51.1. LỜI DẪN
Ân Phật thật sâu nặng, phủ mây từ che mát bốn loài; giáo hóa khắp mười phương, xem chúng sinh như con một. Người kém cũng được thấm nhuần; bậc trí vẫn mong dạy dỗ. Vì thế, vua Ưu-điền tạc tượng chiên-đàn, tượng phóng quang rực rỡ; vua Ba-tư-nặc đúc tượng vàng, tượng rời tòa đến đỉnh lễ Phật.
Từ đó về sau, điềm lành nhiều lần ứng hiện, tiếng tốt đồn xa, người người qui hướng. Niệm Phật thì tội diệt phúc sinh; kính Phật thì đức vang thiên cổ. Như Lai nuôi dưỡng Pháp thân của ta, cha mẹ nuôi nấng nhục thân của ta. Đã dạy tu nhân trường thọ, không giữ mạng phù du, thì ân nghĩa nặng sâu, cần phải báo đáp.
51.2. DẪN CHỨNG
Kinh Chính pháp niệm ghi: “Có bốn ân khó báo: một, ân mẹ; hai, ân cha; ba, ân Như Lai; bốn, ân thầy. Nếu người nào cúng dường cha, mẹ, Như Lai và thầy thì phúc báo vô lượng, đời này được mọi người khen ngợi, về sau sẽ chứng quả Bồ-đề”.
Kinh Đại bát-nhã ghi: “Nếu có người hỏi:
– Ai là người biết ân và báo ân?
Nên đáp ngay rằng:
– Phật là người biết ân và báo ân.
Vì sao? Vì trong thế gian không ai biết ân và báo ân như Phật”.
Kinh Tăng nhất A-hàm ghi: “Đức Phật bảo các tì-kheo:
– Nếu người biết ân và báo ân thì dù ân nhỏ còn không quên, huống gì ân lớn. Người ấy thật đáng kính. Hạng người như thế dẫu có cách trăm nghìn do-tuần cũng như ở gần bên Ta, Ta thường khen ngợi. Nếu có chúng sinh không biết ân và báo ân thì ân lớn còn không nhớ huống gì ân nhỏ. Người ấy không thể gần Ta, Ta cũng không gần người ấy. Dầu người ấy có đắp tăng-già-lê ở bên Ta, nhưng vẫn cách xa Ta. Thế nên, tì-kheo phải luôn luôn nhớ ân và báo ân, chớ học theo thói vong ân”.
Kinh Xá-lợi-phất vấn ghi: “Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:
– Vì sao Như Lai nói không thể không báo đáp ân cha mẹ, lại nói ân sư trưởng không thể tính lường, vậy ân nào lớn nhất?
Đức Phật dạy:
– Người tại gia thì ở gần cha mẹ để hầu hạ phụng dưỡng, chớ cho rằng ân thầy thế tục bằng ân sinh trưởng. Vì ân sinh dưỡng sâu nặng hơn nên nói là lớn. Nếu theo thầy học thế gian, mở mang kiến thức thì đó là ân lớn thứ hai. Người xuất gia lìa bỏ nhà sinh tử của cha mẹ vào nhà Phật pháp, thụ nhận được giáo pháp vi diệu là nhờ công sức của thầy. Thầy chính là người nuôi lớn pháp thân của ta, đem tài sản công đức vun bồi tuệ mệnh của ta, nên ân ấy to lớn vô cùng, hơn cả ân sinh dưỡng”.
Kinh Trung ấm ghi: “Phật hỏi ngài Di-lặc:
– Ở châu Diêm-phù-đề từ khi đứa bé sinh ra cho đến ba tuổi, cho bú hết bao nhiêu sữa?
Ngài Di-lặc đáp:
– Người châu Diêm-phù-đề bú hết một trăm tám mươi hộc sữa và khi còn trong bụng mẹ lấy hết bốn phần thức ăn của mẹ. Người châu Đông Phất-vu-đãi từ khi sinh ra cho đến ba tuổi bú hết một nghìn tám trăm hộc sữa. Người châu Tây Câu-na-ni từ khi sinh ra cho đến ba tuổi bú hết tám trăm tám hộc sữa. Vì ở châu Bắc uất-đơn-việt không có sữa, nên đứa bé châu này khi sinh ra được đặt ở đầu đường, người đi ngang cho mút ngón tay, trải qua bảy ngày thì đã lớn khôn.
Thân trung ấm của bốn châu đều hưởng thụ mùi trong gió mà sống”.
Kinh Nan báo nói: “Nếu có người vai trái vác cha, vai phải mang mẹ, suốt cả nghìn năm, mặc cho cha mẹ tiểu tiện trên lưng, vẫn chưa đền hết công ơn cha mẹ”.
Kinh Tăng nhất A-hàm nói: “Công đức của người hiếu thuận, nuôi dưỡng cha mẹ sánh bằng công đức của vị bồ-tát Nhất sinh bổ xứ”.
Kinh Phật thuyết cổ lai thế thời ghi:
Tì-kheo A-na-luật tự kể lại túc mạng của mình:
– Vào một năm nọ, nước Ba-la-nại mất mùa, lúa gạo vô cùng quí hiếm, nhân dân đói khát. Lúc ấy ta gánh cỏ bán lấy tiền sinh sống. Bấy giờ cũng có một vị duyên giác tên là Hòa Lí đến nước này. Vào buổi sáng ta ra khỏi thành gánh cỏ thì gặp vị duyên giác đắp y ôm bát vào thành khất thực; lúc trở về, tại cổng thành, ta lại gặp Ngài ôm bát không xuất thành. Vị duyên giác từ xa trông thấy ta đến, thì suy nghĩ: “Ta vào thành thì người này xuất thành, bây giờ lại gặp gánh cỏ trở về. Chắc buổi sáng chưa dùng cơm, ta nên theo người này về nhà, xin ít thức ăn để qua cơn đói”.
Ta về đến nhà, đặt gánh cỏ xuống đất, quay lại thấy vị duyên giác đi theo mình không rời. Bấy giờ ta cũng nghĩ: “Buổi sáng ta xuất thành thì gặp vị này vào thành khất thực, bây giờ mang bát không trở về, chắc là không xin được thức ăn, ta nên nhịn bữa này để cóng dường”. Thế là ta vào nhà mang thức ăn đến trước vị duyên giác, quì xuống dâng cho ngài. Ngài xót thương nhận lấy và dạy:
– Nay lúa gạo quí hiếm, nhân dân đói khổ, bữa ăn này ta chia làm hai phần, một phần sớt vào bát, một phần để lại thí chủ dùng, như vậy mới đúng pháp.
Ta liền thưa:
– Thưa vâng! Thánh nhân! Hàng bạch y chúng con sống tại gia, từ từ nấu ăn cũng được, sớm muộn cũng không sao. Xin thánh nhân thụ nhận, thương xót chúng con!
Vị duyên giác thụ nhận hết phần cúng dường ấy. Nhờ công đức này mà Ta bảy lần sinh lên cõi trời làm thiên vương, bảy lần sinh vào cõi người làm bậc tôn quí. Chỉ dâng cúng một bữa ăn mà được vua, được trưởng giả, nhân dân, các quan phụng sự, bốn chúng đạo tục cúng dường. Ai đến cầu ta, ta đều không quên sót.
Kinh Phật thăng Đao-lợi thiên vị mẫu thuyết pháp ghi: “Đức Phật lên cõi trời Đao-lợi, đến bên cội cây Ba-lợi-chất-đa trong ‘Vườn Hoan Hỉ an cư ba tháng hạ, bốn chúng nhóm họp quanh Ngài. Bấy giờ từ lỗ chân lông trên thân Ngài phổng ra nghìn tia sáng rực rỡ chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới. Phu nhân Ma-da thấy vậy, từ nơi ngực tự nhiên tuôn sữa, bà nguyện: ‘Nếu thật là Tất-đạt-đa, con của ta thì dòng sữa này sẽ rót vào miệng!’. Vừa nói xong, hai dòng sữa như hoa sen trắng tuôn thẳng vào miệng Như Lai. Phu nhân vô cùng vui mừng, như hoa sen nở tròn đầy, bà nhất tâm đỉnh lễ, chuyên tinh chính niệm, do đó kết sử tiêu trừ. Đức Phật lại thuyết pháp cho phu nhân nghe, bà liền chứng quả Tu-đà-hoàn.
Thời gian an trụ nơi cõi trời Đao-lợi, Đức Phật đã làm vô số lợi ích cho chư thiên, không thể thuật hết. Ba tháng hạ an cư xong, Đức Phật sắp về cõi Diêm-phù-đề, Ngài phóng những luồng ánh sáng năm màu rực rỡ, Đế Thích biết Phật sắp trở về, liền sai quỉ thần chuẩn bị ba đường thềm báu. Đường ở giữa bằng vàng Diêm-phù-đàn, đường bên trái bằng lưu li, đường bên phải bằng mã não, lan can được chạm trổ vô cùng tinh xảo. Đức Phật nói với phu nhân:
– Pháp sinh tử, hễ có hợp thì có lìa, nay Như Lai phải trở về cõi Diêm-phù-đề, không bao lâu nữa sẽ vào niết-bàn.
Thế Tôn từ biệt mẫu thân, chân vừa đặt lên thềm báu thì Phạm thiên vương cầm lọng quí, Tứ thiên vương đứng hầu hai bên, bốn bộ chúng đồng thanh tán tụng ngợi ca, chư thiên khắp hư không trỗi nhạc, rải hoa, đốt hương theo xuống cõi Diêm-phù-đề. Bấy giờ vua Ba-tư-nặc cùng tất cả quan dân quì trước thềm báu cung đón Thế Tôn. về đến cõi Diêm-phù, Thế Tôn đến ngồi trên tòa sư tử trong tinh xá Kì-hoàn, bốn chúng vây quanh vui mừng không kể xiết”.
Kinh Quán Phật tam-muội ghi: “Phụ vương bạch Phật:
– Ngài nên đến Đao-lợi thuyết pháp cho mẫu thân!
– Nên như phép tắc của Chuyển luân thánh vương, Ta lên nơi ấy thăm hỏi đàn việt._Thế Tôn đáp.
Bây giờ bồ-tát Trì Địa nhập định Thủ-lăng-nghiêm, từ mé kim cang tạo hoa kim cang, từng đóa nối nhau, bốn vị long vương, mỗi mỗi cầm đài bảy báu, bồ-tát Trì Địa làm ba đường thềm báu cho Thế Tôn lên cõi trời. Sau khi vào cung Đao-lợi, từ giữa hai chặng mày, Phật phóng ánh tạo thành lọng báu che bên mẫu thân, lại tạo tòa bảy báu thỉnh bà ngồi”.
Lục độ tập kinh ghi: “Xưa, bồ-tát là một người giàu có, cùa cải vô lượng, thường phụng hiến Tam bảo và có lòng thương xót chúng sinh.
Một hôm đi qua chợ, bồ-tát thấy một con ba ba bị bắt đem bán, động lòng trắc ẩn, bồ-tát bèn hỏi mua. Người bán ba ba biết bồ-tát có lòng từ bi nên nói:

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 52 – CHƯƠNG QUYẾN THUỘC, SO SÁNH, HƠN KÉM

QUYỂN 52 Quyển này gồm hai chương: Quyến thuộc, So sánh hơn kém. 56. CHƯƠNG ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *