Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 4 / PUCL QUYỂN 49 – CHƯƠNG TRUNG HIẾU

PUCL QUYỂN 49 – CHƯƠNG TRUNG HIẾU

49.6.5. Khương Thi: Ông tự lả Sĩ Du, người đất Lạc, Quảng Hán. Mẹ ông thích uống nước sông, nên ông sai con ra sông lấy về dâng mẹ, chẳng may đứa bé sẩy chân té xuống sông chết. Vợ ông vô cùng đau xót. Sợ mẹ biết, ông nói dối là đứa bé đi học. Hằng năm ông cho may áo ném xuống sông. Một hôm bỗng nhiên hiện suối nước gần nhà, trong và ngọt như nước sông, trong đó có một con cá chép.
49.6.6. Ngô Đạt: Ông người ở Ngô Hưng. Sau loạn Tôn Tư, gia đình ông có mười ba người mất mạng. Nhà ông rất nghèo, mùa đông không có chăn. Ban ngày làm thuê, ban đêm vê nhà làm gạch. Vợ chồng siêng năng làm lụng, không có thời gian để ăn uống nghỉ ngơi. Một năm làm được bảy ngôi mộ, mười ba quan tài. Lại xin nhận trước tiền công để lo chi phí mai táng. Người trong làng đều trích số tiền đó làm tiền phúng điếu, không tính vào tiền công. Nhưng về sau ông cày cấy để hoàn trả cho họ. Niên hiệu Nghĩa Hi thứ ba (407), thái thú Trương Sùng dùng lễ đãi ngộ ông.
49.6.7. Tiêu cố: Ông tự là Lí Dị, người ở Lan Lăng, Đông Hải, cháu mười bốn đời của thừa tướng Tiêu Hà thời Tiền Hán. Tổ tiên ông sông ở đất Bái, đến đời Tiêu Hà thì bỏ Trường Lăng, dời vào Quan Trung. Lúc nhỏ ông đã rất cung kính hiếu thuận cha mẹ, Sau khi cha mẹ mất được sáu năm, một hôm có con chim khách bay vào sân, hươu nai vào cửa nhà. Được triều đình mời ra làm quan, nhưng ông không đến. Con của ông tên là Chi, tự Anh Mao, cũng rất hiếu thuận, được phong làm Thượng thư lang. Mỗi khi ông lên triều, thường có một bầy chim trĩ bay bên xe hót vang, tiễn ra đường.
49.6.8. Đời Ngô, Trung thư lang Hàm Xung: Ông là người con chí hiếu. Một lần tạm đi ra ngoài, ông bảo tì nữ làm cơm dâng mẹ. Tì nữ này lén bắt tề tào nấu chín làm thức ăn, mẹ ông khen ngon mà chẳng biết món gì. Khi ông trở về, bà nói: “Sau khi con đi, tì nữ dâng ta một món chẳng phải cá thịt nhưng rất ngon, con thử hỏi nó xem!”. Ổng bèn hỏi, tì nữ nói thật, ông liền ôm mẹ khóc than, bỗng nhiên mắt bà sáng tỏ.
49.6.9. Vương Hư Chi: Ông người ở Tây Xương, Lư Lăng. Năm mười ba tuổi mất mẹ, ba mươi tuổi mất cha. Trong hai mươi năm lo phụng dưỡng cha mẹ, ông chưa từng được nếm món ngon ngọt. Khi bệnh nằm trên giường, bỗng có một người đến thăm và nói: “Bệnh của ông sẽ lành!”. Nói xong, người ấy biến mất. Lại nữa, vào đêm ấy nhà ông tỏa sáng, cây quýt trong sân, đang trời đông rét mà trổ ba quả. Không lâu ông hết bệnh. Mọi người đều cho do ông chí hiếu nên cảm thần minh đến chữa trị.
49.6.10. Hàn Bá Du: Một hôm ông phạm lỗi, người mẹ dùng roi đánh, ông khóc lớn. Mẹ ông hỏi: “Những lần trước cũng bị đánh, sao con không khóc?”. Ông đáp: “Nhưng lần trước, mẹ đánh con đau, lần này mẹ đánh mà con không cảm thấy đau biết mẹ đã già sức đã yếu, cho nên con khóc!”.
49.6.11. Thạch Xa: Ông người nước Sở, rất hiếu thuận với cha mẹ, làm quan đến chức Lệnh doãn thời Chiêu vương. Một hôm đang đi trên đường, từ xa thấy có kẻ giết người, đến hỏi thì chính là cha mình. Ông chịu tội thay cha, tự đưa mình vào ngục rồi sai người về tâu với Chiêu vương: “Phàm để cha tham dự việc quan là bất hiếu; phế bỏ luật pháp, dung túng kẻ có tội là bất trung. Thần xin được chết!”. Thế là ông tự vẫn.
49.6.12. Một hiếu phụ ở Hải Đông: Hán thư ghi: “Tại Hải Đông có một hiếu phụ phụng dưỡng mẹ chồng rất chu đáo. Người mẹ nói:
– Nó siêng năng gian khổ phụng dưỡng ta, ta đã già rồi, tiếc gì những năm tháng còn lại để mãi làm khổ cháu trẻ!
Thế là bà tự vẫn. Con gái của bà cho hiếu phụ giết, nên cáo quan. Quan bắt hiếu phụ kia giam vào ngục, tra tấn đánh đập vô cùng tàn nhẫn. Hiếu phụ không chịu nổi cực hình, nên nhận tội. Bấy giờ Vu Công làm quan giữ ngục thưa Thái thú:
– Hiếu phụ này phụng dưỡng cô mình hơn mười năm, nổỉ tiếng hiếu thuận, nhất định không giết người!
Thái thú không nghe theo. Vu công luận biện không thắng được, bèn ôm tờ giấy định tội khóc lóc nơi công phủ rồi bỏ đi. Thế là hiếu phụ bị chém chết. Từ đó liên tiếp ba năm toàn quận bị hạn hán. Một vị thái thú khác vừa chuyển đến, muốn tìm hiểu nguyên nhân, Vu công thưa:
– Hiếu phụ kia không đáng chết, quan thái thú tiền nhiệm đã giết oan cô ta, điềm lạ chính là đây!
Thái thú lập tức đích thân đến tế nơi mộ của hiếu phụ, chưa kịp trở về thì trời đã tuôn mưa lớn”.
Trưởng lão truyện ghi: “Hiếu phụ tên là Dụng Thanh, trước khi chết, cô cho xe chở đến một cây tre dài mười trượng, treo trên đó năm lá phan, rồi lập thệ: “Nếu Thanh có tội, thì xin được chết, khi chém máu sẽ chảy xuống; nếu Thanh bị oan thì máu sẽ chảy ngược lên cây!”. Khi chém, máu của Dụng Thanh tuôn ra có màu xanh vàng, theo cây tre chạy ngược lên đến ngọn rồi theo các lá phan mà rơi xuống đất”.
49.6.13. Đời Đông Tấn, Hùng Hòa: Cô là con gái của Phù Tiên Nê Hòa ở Kiến Vi. Vào niên hiệu Kiến Nguyên thứ nhất (343), Nê Hòa làm Công tào ở huyện này. Huyện lệnh Triệu Chỉ sai ông đến bái yết thái thú Ba quận. Khoảng tháng mười ông đi thuyền trên hào thành, chẳng may rơi xuống nước chết, tìm không được xác. Hùng Hòa đau đớn khóc than thống thiết, không muốn sống nữa. Cô bảo người em tên là Hiền và chồng phải gấp tìm thi thể của cha, nếu không tìm được, cô sẽ tự trầm mình kiếm cha.
Bấy giờ Hùng Hòa hai mươi bảy tuổi, có hai con trai, một tên là Cống năm tuổi, một tên là Thế ba tuồi. Cô làm một túi gấm thơm chứa vàng ngọc để lại cho hai con. Cô luôn miệng kêu gào than khóc, thân tộc đều lo buồn. Đến ngày mười lăm tháng mười hai mà chưa tìm được xác cha, Hùng Hòa chèo một chiếc thuyền nhỏ đến nơi cha rơi, cất tiếng kêu khóc, rồi nhày xuống nước, chìm sâu đến đáy. Cô báo mộng cho em trai: “Ngày hai mươi mốt chị sẽ lên cùng với cha. Đúng ngày ấy, quả thật xác hai cha con nắm tay nhau nồi lên mặt nước. Bấy giờ huyện thừa trình lên thải thú, thái thủ Tiêu Đăng Thừa dâng tấu lên thượng thư. Thượng thư sai quan hộ tào chuyên lập bia, họa tượng Hùng Hòa để mọi người biết được tâm chí hiếu của cô.
49.6.14. Đời Đường, Vương Thiên Thạch ở Thái Nguyên: Ông làm Thứ sử Từ châu, bản tính nhân từ, hiếu thuận, nổi tiếng thâm trầm, cẩn trọng. Ông cũng làu thông kinh điển, tin sâu Tam bảo và chuyên tâm tu tập. Năm Trinh Quán thứ sáu (632), cha mất, ông để tang vượt quá phép tắc thường tình. Ngày chỉ ăn một bữa cơm chay, tự ép mình, thân thể chỉ còn da bọc xương. Ông lại dựng một mái lá bên cạnh, hằng ngày gánh đất đắp mộ, ban đêm ông tụng kinh Phật đến khuya mới ngủ. Mọi người rất kinh ngạc, vì thường nghe tiếng khánh vang khắp và mùi hương lạ lan tỏa đến mấy dặm.
50. CHƯƠNG BẤT HIẾU
50.1. LỜI DẪN
Hễ lập trung lập hiếu thì danh vang hậu thế, bất trung bất hiếu thì chịu khổ báo mai sau. Hiếu thì thăng cao, nghịch thì chìm đắm, thiện ác phúc tội cách xa như trời đất. Cho nên đấng Đại Bi thương A-xà-thế bạo ác, khen La-hầu-la hiếu thiện. Nhưng sợ rằng, lửa dữ bất hiếu không biết làm sao dập tắt, mây đen ác nghịch chẳng có ngày xua tan. Thí như kẻ phạm trọng tội giam trong tù ngục, chịu đủ các khổ hình, nào mang cùm dài, nào đeo gông lớn, rồi kềm vàng, khóa sắt, rồi bị đánh đập, xương tan thịt nát, máu mủ chảy tràn, khiến cho toàn thân hôi dơ. Muốn mang hình hài như thế mà mong diện kiến Từ Phụ thì thật khỏ gặp!
50.2. NĂM TỘI NGHỊCH
Luận Trí độ ghi: “Đê-bà-đạt-đa là em họ của Phật, xuất gia học đạo, tụng sáu vạn pháp tụ, tu hành tinh tấn đủ mười hai năm. Sau đó, vì lợi dưỡng cúng dường, Đề-bà-đạt-đa đến chỗ Phật xin học thần thông. Phật dạy Kiều-đàm hãy quán năm uẩn vô thường mới được đạo, đồng thời cũng được thần thông, nhưng không nói rõ phương pháp được thần thông. Đề-bà-đạt-đa bèn đến cầu Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên cho đến năm trăm vị A-la-hán mà không ai dạy cho cả, tất cả chỉ nói: ‘Ông hãy quán năm uẩn vô thường thì đạt được đạo, cũng được thần thông’, cầu không được, ông buồn khóc, đến chỗ A-nan xin học phép thần thông. Lúc ấy A-nan chưa được tha tâm trí, nghĩ ông là anh chú bác, nên dạy cho ông như Phật đã dạy.
Đề-bà-đạt-đa thụ học phép thần thông, vào núi tu tập không bao lâu liền được ngũ thông. Kế đó, ông tự nghĩ: ‘Ai sẽ làm đàn việt cho ta? Vương tử A-xà-thế có tướng đại vương, ta nên kết thân!’. Thế là ông lên cõi trời lấy thức ăn cùa trời, trở về cõi Ưất-đơn-việt lấy lúa gạo mọc tự nhiên, đến rừng Diêm-phù lấy quà Diêm-phù, tất cà đều tặng cho vương tử A-xà-thế. Có khi biến thân làm voi báu, ngựa báu để mê hoặc vương tử; có khi biến làm bé trai, hoặc làm đủ các trạng thái để làm vương tử động tâm. Vương tử bị mê hoặc, nên lập đại tinh xá ở trong vườn xoài, cúng dường cho Đề-bà-đạt-đa tứ sự và các món khác, không thiếu vật gì. Hằng ngày thái tử dẫn các đại thần đưa đến năm trăm chõ cơm canh và bánh. Đe-bà-đạt-đa được cúng dường nhiều mà đồ chúng thì được rất ít Đề-bà-đạt-đa tự nghĩ: ‘Ta có ba mươi hai tướng, chỉ kém Phật chút ít, chỉ vì đệ tử chưa tập hợp mà thôi. Nếu có đại chúng vây quanh thì khác gì Phật!’. Thế là, ông sinh tâm phá Tăng, rủ được năm trăm đệ

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 52 – CHƯƠNG QUYẾN THUỘC, SO SÁNH, HƠN KÉM

QUYỂN 52 Quyển này gồm hai chương: Quyến thuộc, So sánh hơn kém. 56. CHƯƠNG ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *