Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 4 / PUCL QUYỂN 46 – CHƯƠNG SUY NGHĨ THẬN TRỌNG

PUCL QUYỂN 46 – CHƯƠNG SUY NGHĨ THẬN TRỌNG

Như long vương nghe xin
Ra đi không trở lại.
Phật lại dạy các tì-kheo:
– Vào thời quá khứ, vua nước Ca-di rất thích bố thí, thường cung cấp cho những người bần cùng. Lúc ấy có một vị Phạm chí rất được vua kính trọng, ông chưa từng cầu xin vua điều gì. Nhà vua nói kệ với vị ấy:
Mọi người không ngại xa
Đều đến đây xin ta
Còn khanh luôn bên ta
Vì sao không cầu gì?
Phạm chí cũng dùng kệ đáp:
Xin thì người không thích
Không cho, sinh oán ghét
Sở dĩ không cầu xin
Vì sợ mất tình thân
Vua liền nói kệ:
Xin, chẳng tổn đức hạnh
Thân miệng cũng không lỗi
Bỏ hữu để bù vô
Vì sao mà không cầu Phạm chí đáp:
Người hiền không nói xin
Nói xin tức chẳng hiền
Im lặng không cầu xin
Đó mới là đại hiền
Nghe Đức Phật nói kệ bài kệ Hiền nhân, lòng vua vô cùng vui mừng, dâng cúng một trâu chúa và hơn nghìn trâu thường”.
Có bài tụng:
Sáu căn không cuồng phóng
Bốn nhiếp mở tâm ngu
Kiệm ước tránh thế trần
Ẩn tích chốn sơn lâm.
Suối quanh im vó ngựa
Cành lá làm màn che
Ao, đài tụ băng tuyết
Hiên, cửa đón chim về.
Màu đá không cũ mới
Đỉnh núi chẳng xưa nay
Xe lớn sao xa mịt
Ngựa phi tiễn quá nhanh.
Làm sao tu lục niệm
Chí thành tại một lời
Chưa cưỡi thuyền từ báu
Chỉ luống nguyện biển sâu
45.3. CẢM ỨNG
45.3.1. Đời Tấn, Đơn Đạo Khai: Sư họ Mạnh, người Đôn Hoàng, lúc nhỏ đã có chí ẩn cư, tụng làu hơn bốn mươi vạn lời kinh, không ăn ngũ cốc, chỉ dùng hạt bách. Lâu ngày rồi hạt bách cũng hiếm, sư lại dùng nhựa tùng, sau cùng thì ăn những viên đá nhỏ, mỗi lần nuốt vài viên, hai ba ngày mới dùng một lần, có lúc cũng dùng gừng và tiêu; trải qua bảy năm như vậy. về sau sư không sợ lạnh nóng, mùa đông thì mặc áo cánh, mùa hạ lại mặc áo bông, ngày đêm không nằm. Mười đồng học của sư cũng sinh hoạt như thế, sau mười năm có người chết, có người lui sụt, chỉ mình sư vẫn giữ vững tâm chí.
về sau thái thú Tấn Lăng đưa ngựa đến đón, nhưng sư chối từ và đi bộ hơn ba trăm dặm, trong một ngày thì đến nơi. Có lúc thần núi rừng hiện dị hình để thử, nhưng sư không mảy may sợ hãi. Niên hiệu Kiến Vũ mười hai (346) đời Thạch Hổ, một hôm sư từ Tây Bình, trong một ngày vượt bảy trăm dặm đến Nam An độ một đồng tử làm sa-di. Sa-di này lúc mười bốn tuổi truyền bá giáo pháp và cũng đi nhanh như sư vậy. Bấy giờ quan Thái sử tâu Thạch Hổ: “Có sao Tiên nhân hiện, nhất định có bậc cao sĩ vào nước ta”. Thạch Hổ sắc cho các châu quận, hễ thấy dị nhân thì tấu trình gấp. Đến tháng mười một năm ấy, thứ sử Tần châu dâng biểu thỉnh sư. Lúc đầu sư trụ tại miếu Pháp Lâm, phía tây Nghiệp đô, sau đó dời đến chùa Chiêu Đức ở Lâm Chương. Sư tạo trong phòng một căn gác và thường vào đó tọa thiền. Thạch Hổ cúng dường trọng hậu, nhưng sư đều bố thí hết. Những người thích đạo tiên thời bây giờ thường đến thưa hỏi, nhưng sư không đáp, chỉ nói bài kệ:
Ta chịu tất cả kho
Xuất gia làm lợi người
Lợi người cần học đạo
Học đạo mới đoạn ác
Núi sâu không lương thực
Lập kế đoạn thực này
Không cầu làm tiên lữ
Xin chớ có truyền rao.
Ngài Phật Đồ Trừng nói: “Vị đạo nhân này dự đoán đất nước hưng suy, nếu ông bỏ đi thì sẽ có họa lớn”. Đời Thạch Hổ, niên hiệu Thái Ninh thứ nhất (349), sư dẫn đệ tử đi về phương nam đến Hứa Xương. Thế là con cháu Thạch Hổ tàn sát lẫn nhau, Nghiệp đô đại loạn. Đến niên hiệu Thăng Bình thứ ba (359) đời Tấn, sư lại đến Kiến Nghiệp, không bao lâu lại về Nam hải, sau cùng vào núi. La Phù cất am tranh ẩn cư, thong dong ngoài trần thế. Khoảng ngoài trăm tuổi, sư thị tịch tại núi này. Đệ tử làm theo lời sư dặn dò, nên chuyển nhục thân sư vào trong hang đá.
Khương Hoàng ngày xưa sống tại Bắc Giản, nghe đệ tử của sư kể lại, là lúc sư trụ trong núi, thường có thần tiên lui tới, bèn từ xa hướng về đỉnh lễ. Sau đó Khương Hoằng lao dịch tại Nam Hải, lại gặp sư, được ở bên sư hầu hạ học hỏi, nghe biết rất nhiều điều, bèn ghi chép lại để lưu truyền.
Có bài tán:
Nghiêm cẩn thay! Thiện nhân
Thong dong bặt trần thế
Ngoài theo pháp Tiểu thừa
Trong thể nhập thân không
Thiên tượng thật sáng ngời
Đã bước đến đỉnh cao Uống ăn thật đạm bạc Lưu lạc chốn núi rừng
Đời Tấn, niên hiệu Hưng Ninh thứ nhất (363), Viên Hoàng ở quận Trần làm thái thú Nam Hải, cùng với em là Dĩnh Thúc và sa-môn Chi Pháp Phòng đồng lên núi La Phù, đến cửa thạch thất thì thấy cốt thân của sư cùng với hương đèn và các vật dụng bằng đất vẫn còn.
‘ Hoằng nói: “Hạnh nghiệp của pháp sư hơn người, đúng là bậc siêu thoát!”. Hoằng liền làm bài tán:
Bậc kiệt xuất linh kì Đức hạnh chảng ai bì Thăm thẳm không người đên Nhìn hang động muốn vào Nhẹ thoáng bóng linh tiên Ngày nay nào vân tập Dời gót chốn lâm tuyền Nghìn năm chỉ một thân.
về sau các sa-môn Tăng Cảnh, Đạo Tiềm… đều đến núi La Phù, nhưng không thể lên đến đỉnh.
45.3.2. Đời Đường, Đỗ Trí Khải người Li Hồ, Tào châu: Lúc nhỏ ông đã thích kinh điển nhà Phật, không làm quan, không cưới vợ, mặc y phục của tăng, ẩn cư tại Thái sơn, chuyên tâm đọc tụng kinh điển. Năm Trinh Quán hai mươi mốt (447), bị bệnh nặng sắp chết, ông trùm ca-sa lên thân, nằm hôn mê. Trong lúc mê man, ông như mộng thấy một bà cụ và mấy mươi cô gái nhiều lần đến quấy nhiễu, nhưng vẫn không xao động. Các cô gái dần dần đến gần bức ép và nói: “Hãy khiêng người này ném xuống khe ở phía bắc đi!”. Thế là họ cùng đến lôi kéo, khi có người vừa nắm lấy ca-sa, thì tự nhiên đồng thanh niệm Phật, rồi lui lại và sám hối, cầu xin vì họ tạo tượng Đức Phật A-di-đà, tụng hơn ba mươi biến danh hiệu bồ-tát Quán Thế Âm. Trong khoảnh khắc ông giật tỉnh. Toàn thân toát mồ hôi, bệnh cũng qua khỏi.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 52 – CHƯƠNG QUYẾN THUỘC, SO SÁNH, HƠN KÉM

QUYỂN 52 Quyển này gồm hai chương: Quyến thuộc, So sánh hơn kém. 56. CHƯƠNG ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *