Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 4 / PUCL QUYỂN 46 – CHƯƠNG SUY NGHĨ THẬN TRỌNG

PUCL QUYỂN 46 – CHƯƠNG SUY NGHĨ THẬN TRỌNG

tì-kheo cần phải tu học điều này: tức khi vào thôn xóm đông người phải bảo vệ vững chắc thân, giữ gìn kĩ các căn, chính tâm buộc niệm.
Đức Thế Tôn lại dạy tiếp:
– Vào thời quá khứ có một con mèo đói khát yếu gầy, đang rình bắt một con chuột trong hang để ăn thịt. Gặp lúc một chú chuột con ra khỏi hang, mèo liền há miệng nuốt. Vì chuột con quá nhỏ, nên chạy luôn vào bụng mà không bị cắn chết. Sau khi vào bụng, chuột con ăn hết nội tạng của mèo, mèo đau đớn, mê loạn chạy khắp nơi, chẳng biết đâu là nhà trống, đâu là gò hoang, cuối cùng mèo chết. Này các tì-kheo! Cũng như vậy, kẻ ngu sống trong thôn xóm, sáng sớm đắp y ôm bát khất thực, không khéo bảo vệ thân, không giữ gìn các căn, không buộc ý niệm. Do đó, khi gặp thiếu nữ trẻ tuổi, không giữ chính niệm, chạy theo sắc tướng, khởi tâm tham dục, lửa dục hừng hực đốt cháy thân tâm, làm kẻ ấy điên cuồng chạy khắp, không còn ưa thích tinh xá, dẫn đến xả giới, thoái thất đạo tâm. Kẻ ngu này mãi mãi phải chịu nỗi khổ vô ích. Vì thế tì-kheo cần phải tu học điều này: tức khi vào thôn xóm khất thực phải bảo vệ vững chắc thân giữ gìn kĩ các căn, chính tâm buộc niệm”.
Kinh Tạp A-hàm lại ghi: “Đức Phật dạy các tì-kheo:
– Thí như chiếc chày gỗ, nếu sử dụng liên tiếp trong thời gian dài, sẽ bị hao mòn. Tì-kheo cũng như vậy, từ xưa đên nay chưa hề đóng chặt các căn, ăn uống không biết lượng định, đầu đêm cuối đêm không tỉnh thức, siêng năng tu tập pháp thiện. Những tì-kheo này suốt ngày chỉ có tổn giảm, chứ không tăng trưởng pháp thiện, giống như chiếc chày gỗ”.
Lại nữa, kinh Tự ái ghi: “Phật dạy:
– Người sống ở đời, tâm nghĩ điều ác, miệng nói lời ác, thân làm việc ác. Ba điều này xuất phát từ tâm, thân, miệng, tạo thành nghiệp ác, làm tổn hại chúng sinh. Do bị tổn hại, chúng sinh oán hận, thề muốn báo ngay trong đời này. Hoặc sau khi chết, thần thức sinh lên trời, rồi trở xuống báo thù; hoặc sinh làm người, hay đọa làm súc sinh ngạ quỉ, địa ngục, lại đánh giết nhau. Đây đều là do nghiệp ác đời trước, chứ chẳng phải vô cớ vậy.
Đức Phật nói kệ:
Tâm làm chủ các pháp,
Tâm dẫn đầu, sai khiến
Nếu tâm khởi niệm ác,
Nói năng hay tạo tác,
Thì tội khổ theo sau,
Như xe lăn theo vết.
Tâm làm chủ các pháp,
Tâm dẫn đầu, sai khiến,
Trong tâm nghĩ điều thiện,
Nói năng hay hành động,
Thì phúc báo theo sau,
Như bóng luôn theo hình
Luận Thập trụ Tì-bà-sa ghi: “Bồ-tát tại gia khi thấy người phá giới, không nên giận dữ và khinh thường, mà nên xót thương giúp đỡ, dùng phương cách thích hợp khuyên bảo để vị ấy ngừng dứt điều xấu, sinh tâm lành. Nếu khuyên can, người ấy đã không sửa đổi mà còn mắng chửi, thì cũng không nên sân hận, tùy tiện chỉ lỗi của họ. Cho nên vào kiếp Hiền, ta nghe có vị Bồ-tát khinh chê Phật Câu-lâu-tôn rằng: ‘Đâu có kẻ trọc đầu nào mà đắc đạo’. Chúng sinh như thế thật khó hay biết, tự làm tự chịu, đâu can dự gì đến ta. Nếu suy lường đoán định người khác, có thể tự làm thương tổn mình. Suy lường đoán định người khác là việc mà Phật không chấp nhận, như kinh đã nói’. Bấy giờ Đức Phật bảo A-nan: ‘Nếu người nào suy lường đoán định người khác, tức tự làm thương tổn mình, như lời kệ sau:
Có nắp, bình cũng trống
Không nắp, bình cũng không
Có nắp, bình cũng đầy
Không nắp, bình chẳng trống.
Nên biết trong thế gian
Có đủ bốn hạng người
Oai nghi và công đức
Có-không cũng như vậy
Chẳng phải Nhất Thiết Trí
Đâu thể xét biết người.
Đâu thể nhìn oai nghi
Mà liền biết đức hạnh
Chỉ biết có thiện tâm
Đó là tướng người hiền.
Chỉ thấy dáng bên ngoài
Nào biết được bên trong
Nếu nhìn ngoài định trong
Mà khởi tâm khinh miệt
Sẽ hoại thân, căn lành
Mạng chung rơi đường ác.
Ngoài trá hiện tướng thiện
Đi đứng giống lương hiền
Chỉ nói suông nơi miệng
Như sấm động, chẳng mưa.
Như kinh ghi: “Chẳng nên khinh thường người chưa học, đồng thời kính người đang học như kính Phật”. Chỉ có trí tuệ mới phá trừ phiền não. Nếu cố suy lường đoán định người khác thì tự làm tổn thương chính minh. Chỉ có trí tuệ Phật mới biết rõ, còn ta không thể biết được những việc như thế. Do đó không khởi tâm sân hận, khinh mạn người phá giới.
Kinh Cựu Tạp thí dụ ghi: “Thuở xưa, một con ba ba gặp lúc trời khô hạn, các ao hồ đều cạn nước, không thể tự đến những nơi có thức ăn. Bấy giờ, có một con chim hộc bay đến đậu bên cạnh ba ba, ba ba liền xin chim hộc thương tình giúp đỡ. Nghe vậy, chim hộc xót thương, dùng mỏ cắp ba ba bay qua thôn khác. Ba ba không chịu im mồm, luôn miệng hỏi: ‘Đây là đâu?’. Ba ba cứ hỏi mãi, nên buộc lòng chim hộc phải trả lời, vừa mở miệng thì ba ba liền rơi xuống đất, bị người ta bắt làm thịt.
Đây là dụ cho những kẻ ngu si, mê muội không phòng hộ khẩu nghiệp, dễ đưa đến tai họa cho chính mình”.
Kinh Pháp cú thí dụ ghi: “Này các bà-la-môn! Ở đời có bốn việc mà con người không thể làm được:
1. Tuổi trẻ khoẻ mạnh mà không kiêu căng.
2. Già mà siêng năng, không tham lam, không dâm dật.
3. Có nhiều tài sản châu báu mà phát tâm bố thí.
4. Theo thầy học tập, biết ghi nhận những lời chân chính.
Như ông già này không thực hành bốn điều trên, đó gọi là không biết tính đến lẽ thành bại, nên bỗng chốc gia sản tiêu tan. Giống như con cò già đứng chầu chực trong chiếc ao không, mãi mãi không kiếm được gì.
Bấy giờ đức Thế Tôn nói bài kệ:
Suốt ngày lười, kiêu mạn
Già chẳng bỏ dâm loạn
Có của không bố thí
Lời Phật cũng chẳng màng.
Ai lãnh bốn điều này
Chính là hủy hoại thân
Than ôi! Già đã đến

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 52 – CHƯƠNG QUYẾN THUỘC, SO SÁNH, HƠN KÉM

QUYỂN 52 Quyển này gồm hai chương: Quyến thuộc, So sánh hơn kém. 56. CHƯƠNG ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *