Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 4 / PUCL QUYỂN 45 – CHƯƠNG KHUYÊN CAN

PUCL QUYỂN 45 – CHƯƠNG KHUYÊN CAN

QUYỂN 45
Quyển này gồm hai chương: Nghe lời khuyên can, Suy xẻt kĩ.
42. CHƯƠNG NGHE LỜI KHUYÊN CAN

42.1. LỜI DẪN
Hễ chấp thuận nghĩa lí thì không có gì phải nói, nhưng đã trái ý thú thì tranh luận nổi lên. Nhưng lời ngay thẳng là gốc cùa đức, tâm thụ nhận là nguồn của muôn hạnh. Vì thế nhờ lời mà đức được tỏ, do thụ nhận mà hạnh vẹn toàn. Như mắt không tự thấy được mặt mình, nhất định phải nhờ gương soi; tóc chẳng thể nào tự suông, át phải mượn lược chải. Cho nên thấy được mặt là nhờ khả năng của gương, tóc được thảng suông ắt do công năng của lược; hạnh được tỏa thơm là do sự trợ giúp của lời vậy. Vì thế thân sắp bại, nhất định do không nghe lời can gián; mạng sắp tàn, hẳn do không được lương y chữa trị.
42.2. DẪN CHỨNG
Kinh Tạp bảo tạng ghi:
– Ngày xưa, vua nước Ca-thi tên là Ác Thụ thường làm điều phi pháp, bạo ngược vô đạo, gây khổ đau cho muôn dân. Nếu có khách buôn từ các nơi đến, tất cả vật quý báu tốt đẹp của họ đều bị vua đánh thuế đoạt lấy, không trả tiền. Do vậy, vật báu trong nước rất đắt. Mọi người truyền tai nhau, tiếng ác của vua vang khắp.
Bấy giờ, chim anh vũ chúa ở trong rừng, nghe người đi đường đều oán trách vua ác độc, liền suy nghĩ: ‘Ta tuy là loài chim mà còn biết đó là điều sai trái, nay ta phải đến chỉ con đường lành cho vua. Nếu vua nghe theo lời ta, ắt sẽ cho rằng: ‘Con chim chúa kia còn biết nói lời hiền thiện, sao ta là vua mà lại để nó chê trách?’, có thể ông ấy sẽ sửa đổi.
Nghĩ xong, anh vũ chúa bay đến vườn của vua, liệng quanh rồi đậu trên một cành cây. Gặp lúc phu nhân nhà vua vào vườn dạo chơi, anh vũ chúa liền vỗ cánh kêu vang, rồi nói: ‘Nay vua thật là bạo ngược vô đạo, tàn sát muôn dân, giết hại cả loài chim thú. Người và vật đều căm phẫn, tiếng ai oán đầy khắp thiên hạ, phu nhân cũng độc ác giống như vua vậy. Là bậc cha mẹ của dân, há lại như thế sao?’.
Nghe vậy, phu nhân vô cùng tức giận, suy nghĩ: ‘Sao con chim bé nhỏ này lại trách mắng ta thậm tệ như thế?’.
Thế là, phu nhân sai người đuổi bắt chim anh vũ.
Không chút sợ hãi, anh vũ bèn đậu trên tay người định bắt mình. Phu nhân bắt được chim, liền mang đến cho vua. Vua hỏi anh vũ:
– Vì sao ngươi trách mắng ta?
Anh vũ trả lời:
– Tôi nói những việc làm sai quấy của vua là muốn giúp ích cho vua, chứ tôi đâu dám mắng vua!
Khi ấy, vua hỏi:
– Ta đã làm điều gì sai quấy?
Anh vũ trả lời:
– Có bảy điều sai quấy, làm nguy hại đến tính mạng của vua.
Vua hỏi:
– Bảy điều ấy là gì?
Anh vũ kể:
l. Say đắm nữ sắc, không trọng người chính trực.
2. Đam mê rượu chè, không chăm lo việc nước.
3. Ham cờ bạc, không giữ gìn phép tắc.
4. Không có tâm từ, chuyên săn bắn giết hại.
5. Hay nói lời ác, không nói lời hiền thiện.
6. Sưu cao, thuế nặng, hình phạt khắt khe, gấp bội lệ thường.
7. Bất chấp đạo nghĩa, cướp tài sản của dân.
Đó là bảy điều làm nguy hại cho vua. Lại có ba điều làm cho đất nước suy đồi.
Vua lại hỏi:
– Ba điều đó là gì?
Anh Vũ nói:
1- Gần gũi với những hạng dua nịnh, độc ác.
2- Không thân cận những bậc hiền tài, không học hỏi điều hay, lẽ phải.
3- Thích xâm chiếm nước khác, không chăm lo đời sống của dân.
Nếu đại vương không bỏ ba điều này, chẳng bao lâu đất nước sẽ bị diệt vong. Làm quân vương, cả nước đều hướng về trông cậy, thì vua phải như cây cầu, cứu giúp muôn dân; phải như cái cân, thân sơ đều đối xử bình đẳng; phải như con đường, không lệch dấu chân của bậc thánh; như mặt trời, chiếu sáng khắp thế gian; như mặt trăng, làm muôn vật mát dịu; như cha mẹ, thương yêu nuôi dưỡng muôn dân; như trời cao, che phủ mọi loài; như đất rộng, dưỡng nuôi vạn vật; như ngọn lửa, thiêu rụi tai họa cho trăm họ; như dòng nước, thấm nhuần khắp nơi; phải như các bậc Chuyển luân thánh vương thời quá khứ, dùng pháp thập thiện giáo hóa chúng sinh.
Vua nghe lời này, lòng rất hổ thẹn, cho rằng lời chim anh vũ thật chí thành tha thiết, ta là vua một nước mà làm điều vô đạo. Giờ đây, ta phải nghe theo lời khuyên của anh vũ, tu tập chính hạnh và tôn chim làm thầy”.
Từ đó trong nước, đạo đức đã lưu truyền, tiếng xấu không còn, Phu nhân và bá quan văn võ đều hết lòng trung thành, kính trọng. Nhân dân cả nước đều vui mừng.
Chim anh vũ thuở ấy chính là Ta; vua Ác Thụ nước Ca-thi nay là phụ tướng; phu nhân thuở ấy nay là phu nhân của phụ tướng.
Kinh Tát-già ni-kiền tử ghi: “Vua hỏi:
– Thế gian có chúng sinh nào thông minh, trí tuệ, căn tính lanh lợi mà phạm tội không?
Đại Tát-già ni-kiền-tử đáp:
– Có chúng sinh như thế phạm tội.
Vua hỏi:
– Những chúng sinh đó là ai?
Đại Tát-già ni-kiền-tử đáp:
– Chúng sinh đó chính là đại vương! Ngài cũng rất thông minh, có trí tuệ, căn tính lanh lợi, uy đức lớn, không khiếp sợ, thích bố thí mà vẫn có tội.
Vua hỏi:
– Vì sao tôi bị tội?
Đại Tát-già ni-kiền-tử đáp:
– Tội của đại vương là quá bạo ác, quá nghiêm khắc, quá khinh suất, quá ngang tàng. Đại vương nên biết! Người trí không nên bạo ác. Vì sao? Vì vua và vương tử tính tình bạo ác, mọi người không dám nương tựa, không thương mến, không ưa thích; cho đến cha mẹ cũng không thích gặp, huống là đại thần, vương tử, trưởng giả, cư sĩ khác. Thế nên, người trí không nên bạo ác, muốn làm việc gì cũng phải thong thả, không nên vội vàng.
Đại Tát-già ni-kiền-tử nói kệ:
Nếu vua làm việc ác,
Sân hận không biết việc,
Thường làm người sợ hãi,
Đến cha mẹ cũng thế,
Huống là người không thân,
Cần phải có lòng thương,
Đại vương cũng nên biết,
Người trí không sân hận.
Vua Nghiêm Xí nghe Đại Tát-già ni-kiền-tử quở trách mình thì không nén được cơn giận, khởi ý niệm độc ác. Vua nói:

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 52 – CHƯƠNG QUYẾN THUỘC, SO SÁNH, HƠN KÉM

QUYỂN 52 Quyển này gồm hai chương: Quyến thuộc, So sánh hơn kém. 56. CHƯƠNG ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *