Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 4 / PUCL QUYỂN 45 – CHƯƠNG KHUYÊN CAN

PUCL QUYỂN 45 – CHƯƠNG KHUYÊN CAN

Thế là đàn cá nhỏ bị ngư ông buông lưới kéo lên bờ. Cả đàn đều bị giết hại”.
Luật Tăng-kì ghi: “Đức Phật bảo các tì-kheo:
– Vào thời quá khứ, tại thành Ba-la-nại, nước Ca-thi, có vị bà-la-môn đào một cái giếng ở nơi đồng trống để cho người đi đường và kẻ chăn trâu sử dụng.
Một hôm, lúc trời về chiều, có bầy dã can đến uống nước còn đọng lại trên đất, nhưng dã can chúa không chịu uống nước bẩn ấy. Nó bèn chui đầu vào cái chum để uống, uống xong, nó hất cái đầu có cả chum lên cao, rồi giáng xuống đất làm vợ toang, nhưng miệng chum vẫn mắc nơi cổ của nó.
Thấy vậy, bọn dã can nói với dã can chúa:
– Lá cây dính nước còn có thể dùng được thì cũng phải giữ gìn, huống là cái chum này có lợi cho người đi đường, sao lại đập vỡ nó đi?
Dã can chúa nói:
– Ta làm như vậy để vui, đâu cần nghĩ đến những việc khác!
Bấy giờ, người đi đường mách với vị bà-la-môn:
– Cái chum của ngài đã bị vỡ rồi.
Vị bà-la-môn lại làm cái khác giống như cái trước, rồi cũng bị dã can chúa phá vỡ, cho đến mười bốn lần. Bọn dã can nhiều lần khuyên can, nhưng dã can chúa vẫn không nghe theo.
Khi ấy, bà-la-môn suy nghĩ; ‘Kẻ nào làm vỡ cái chum này, ta sẽ rình xem’, thì biết đó chính là dã can. Bà-la-môn lại nghĩ: ‘Ta đào giếng phúc thiện này mà còn gặp nạn’. Thế rồi, ông ta làm một cái chum gỗ chắc chắn, khó vỡ, đặt bên cạnh giếng, để dã can chui đầu vào dễ mà khó lấy ra. Sau đó, ông ta cầm gậy núp ở chỗ khuất rình bắt.
Khi người đi đường uống nước xong, dã can chúa cũng đến uống nước như trước, uống xong, nó cũng đập cái chum xuống đất, nhưng chum không vỡ. Ngay đó, vị bà-la-môn cầm gậy, đánh chết dã can. Bấy giờ, trên không trung có vị trời nói kệ:
Bạn tốt nói lời lành,
Cứng đầu, không chịu nghe,
Ngoan cố nên chuốc họa,
Đó là tự hại mình,
Vì vậy, dã can ngu,
Gặp phải chiếc lu gỗ.
Phật bảo các tì-kheo:
– Dã can chúa thuở ấy là Đề-bà-đạt-đa ngày nay, bầy dã can thuở ấy nay là các tì-kheo can gián Đê-bà-đạt-đa. Nên biết, vào thời quá khứ, Đề-bà-đạt-đa đã nhiều lần không chịu nghe lời can gián của đồng loại để đến nỗi tán thân mất mạng. Ngày nay, ông ấy lại không chịu nghe theo lời khuyên can của các tì-kheo, nên bị rơi vào đường ác, mãi chịu khổ đau.
Có bài tụng rằng:
Người trí nhận lời khuyên Kẻ ngu lại chối bỏ Thí như cùng soi gương Các vết nhơ hiện rõ Thấy lỗi liền sửa đổi Cốt biết được mầm họa Kẻ ngu si cố chấp Họa đến biết nhờ đâu!
43. CHƯƠNG SUY XÉT KỸ
43.1. LỜI DẪN
Thánh giáo làm lợi ích chúng sinh, dạy xét cảnh quán tầm. dẫn dắt chúng sinh đến bảo sở, vận dụng thật giả tại hóa thành. Vì thế, nếu suy xét mà không có tuệ thì không đạt đền cùng tận lí chân thật, nếu tuệ mà không nhờ quán sát thì cũng không biết lấy gì để xét biết chỗ chiếu soi. Thế thì chiếu là gốc để xét biết, quán sát là căn bản để thẩm định. Nếu có thể đạt đến chỗ duyên tất cả pháp, biết tất cả cảnh, thì mới duyên pháp xét cảnh được. Bấy giờ mới biết đồng hướng đến công cao, cùng được dưỡng dục từ muôn pháp.
43.2. SUY XÉT TÂM GIẬN DỮ
Luật Tăng-kì ghi: “Phật dạy: ‘Trong đời quá khứ, có một bà-la-môn nghèo, hàng ngày xin ăn để nuôi sống. Vợ bà-la-môn này không có con, nhưng trong nhà có con cọp Na-câu-la sinh được một con. Vì không có con, nên bà-la-môn này xem cọp này như con của mình, và cọp Na-câu-la con cũng xem ông bà-la-môn như cha mình.
Sau đó vợ ông bỗng nhiên mang thai, khi đủ tháng liền sinh một con trai, bèn suy nghĩ: ‘Có lẽ nhờ Na-câu-la sinh ra đứa con tốt lành, nên ta mới có con’. Một hôm bà-la-môn đi khất thực, ông dặn vợ: ‘Nếu bà đi đâu, phải đem con theo, chớ đế nó ở nhà”. Người vợ bà-la-môn cho con ăn xong bèn đến nhà láng giềng mượn cối giã gạo. Lúc ấy đứa con bà ăn tô lạc, nên một con rắn độc đánh hơi bò đến, há miệng nhả độc, muốn giết đứa bé. Na-câu-la liền suy nghĩ: ‘Cha ta đã ra đi, mẹ ta cũng không có ở nhà, thế mà con rắn độc này lại muốn giết em ta’.
Khi ấy Na-câu-la liền giết rắn độc, chặt làm bảy khúc, rồi suy nghĩ: ‘Nay ta giết rắn để em được sống, cha mẹ biết được ắt khen thưởng ta, rồi lấy máu bôi lên miệng, đứng chờ ngoài cửa, mong rằng cha mẹ thấy sẽ rất vui mừng’. Ông bà-la-môn vừa về đến nhà, trông thấy bà vợ ở ở bên ngoài, liền nổi giận mắng: ‘Ta đã bảo bà có đi đâu thì đem con theo, vì sao lại đi một mình?’.
Vừa định vào nhà, ông thấy miệng Na-câu-la có máu, liền nghĩ: ‘Vợ chồng ta đi vắng, Na-câu-la ở nhà đã bắt giết con ta ăn thịt rồi chăng?’, ông nổi giận nói: ‘Uổng công ta nuôi đồ súc vật này, để phải bị nó làm hại’, liền bước đến dùng gậy đập chết Na-câu-la con. Xong, ông bước vào trong nhà, thì thấy đứa con trai đang mút tay vui đùa, lại thấy bên cạnh nó bảy khúc thân con rắn độc. Thấy thế, ông rất ưu sầu, hối hận, tự trách: ‘Na-câu-la này nhân từ, đã cứu mạng con ta, mà ta không xem xét cẩn thận, lại đập chết nó, thật đáng xót thương. Thế rồi, ông té ngã trên đất bất tỉnh. Lúc ấy có vị trời ở trên không trung đọc kệ:
Nên quan sát cẩn thận,
Chớ vội vàng nổi giận
Hại oan người lương thiện
Xa bạn tốt, người thân,
Ví như Bà-la-môn
Giết Na-câu-la nọ
Kinh Thải tử Mộ-phách ghi: “Đức Phật dạy: Thuở xưa, có vua tên Bà-la-nại, nhà vua có thái tử tên Mộ-phách. Khi thái tử sinh ra ánh sáng chiếu khắp nơi, tướng mạo khôi ngô, tuấn tú, oai thần xuất chúng. Phụ vương và phu nhân vô cùng thương yêu chăm sóc, chờ đợi thái tử trưởng thành sẽ nối ngôi vua cha, nhưng đến năm mười ba tuổi thái tử vẫn chưa nói được. Tính tình của thái tử chất phác, không màng danh lợi, tâm như tro tàn, thân như cây khô, mắt không nhìn sắc đẹp, tai không nghe âm thanh hay, giống như người đui điếc; do đó phụ vương và phu nhân rất buồn khổ.
Một hôm, vua bảo với phu nhân:
– Chúng ta phải làm thế nào đây? Có đứa con này, thật bị nước khác chê cười.
Phu nhân tâu vua:
– Chúng ta nên mời thầy đến xem tướng cho thái tử.
Nhà vua cho mời bà-la-môn đến xem. Bà-la-môn thưa:
– Thái tử chẳng phải là người thế gian, là yêu mị mê hoặc người, bên ngoài đoan chính nhưng bên trong xấu ác. Chẳng bao lâu, thái tử sẽ gây hại cho đất nước, hãy giết chết bằng cách chôn sống. Không trừ thái tử thì đất nước sẽ không có người nối dõi.
Vua nói với phu nhân:
– Phải xử trí thế nào đây? Nay nếu không trừ thái tử thì sau này không có người lên ngôi.
Phu nhân đành thuận theo ý vua, nhà vua cho mời các đại thần trong nước cùng bàn bạc. Một đại thần đưa ra ý kiến:
– Phải đưa thái tử vào núi sâu nơi không có người.
Một đại thần bảo:
– Nên nhận chìm xuống nước sâu.
Một đại thần nói:
– Hãy làm theo thầy tướng nói, đào hầm sâu chôn sống thái tử.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 52 – CHƯƠNG QUYẾN THUỘC, SO SÁNH, HƠN KÉM

QUYỂN 52 Quyển này gồm hai chương: Quyến thuộc, So sánh hơn kém. 56. CHƯƠNG ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *