Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 4 / PUCL QUYỂN 45 – CHƯƠNG KHUYÊN CAN

PUCL QUYỂN 45 – CHƯƠNG KHUYÊN CAN

– Tát-già ni-kiền-tử! Vì sao hôm nay ở trước mọi người, ngươi nói xấu và mắng chửi ta như thế? Từ xưa đến nay, không ai dám nhìn thẳng vào mặt ta, nữa là mắng chửi, tội ngươi thật đáng chết!
Nói xong, vua quát bảo quần thần:
– Các ngươi hãy bắt sa-môn ngu si, không có ái ngữ này giết cho ta!
Đại Tát-già ni-kiền-tử sợ hãi, rúng động tâm thần, liền nói:
– Đại vương! Ngài chớ vội vàng làm việc ác, gây hại cho tôi như thế. Tôi có lời hay, xin ngài tạm tha chết, lắng nghe tôi nói!
Vua bảo:
– Được, ta tạm tha, ngài muốn nói gì hãy nói mau!
Đại Tát-già ni-kiền-tử nói:
Đại vương! Tồi cũng có tội.
Vua hỏi:
– Sa-môn! Ông có tội gì?
Đại Tát-già ni-kiền-tử đáp:
Tội của tôi là do nói lời quá chân thật, không hề giả dối, nói đúng sự thật. Trước người có ác tâm, người đáng sợ, người tính tình nóng nảy, người không có lòng từ bi, người làm việc vội vàng mà nói lời chân thật. Đại vương nên biết! Người trí không nên nói lời chân thật trong mọi lúc, mọi nơi. Vì sao? Vì không có lợi ích. Người trí cũng nên xét rõ người nào đáng nói, người nào không đáng nói; cũng phải biết rõ lúc nào nên nói, lúc nào không nên nói, nơi nào được nói, nơi nào không được nói. Vì sao? Vì người nói lại thật, mọi người không thích, không vui, người trí không khen ngợi, người ngu tức giận.
Đại Tát-già ni-kiền-tử liền nói kệ:
Người trí không biết thời,
Vội vàng nói lờỉ thật,
Người trí còn quở trách,
Huống là người vô trí.
Người trí ở mọi nơi,
Cũng không nên nói thật,
Chính là Kiều-thi-ca1,
Nói thật rơi đường ác.
Bấy giờ, vua Nghiêm Xí nghe Đại Tát-già ni-kiền-tử tự nói lỗi của mình, tâm liền khai mở, chí thành sám hối.
Đại Trang nghiêm luận ghi: “Thuở xưa, có một bà lão vào rừng hái lá cây ba-la bán để kiếm sống, trên đường bị lính tuần bắt nộp thuế, bà lão nói:
– Ông hãy dẫn tôi đến gặp nhà vua, nếu không tôi chẳng nộp thuế cho ông.
Quan tuần tra phân vân, nhưng rồi cũng dẫn bà lão đến gặp vua.
Vua hỏi bà lão:
– Vì sao bà không chịu nộp thuế?
Bà lão thưa:
– Tâu bệ hạ! Ngài có biết vị tì-kheo tên ấy, họ ấy không?
– Trẫm biết, vị ấy là Đại a-la-hán.
– Tì-kheo thứ hai, bệ hạ có biết không? Bà lão hỏi.
– Trẫm biết, vị ấy cũng là một vị a-la-hán.
– Tì-kheo thứ ba, bệ hạ có biết không?
– Trầm biết, vị ấy cũng là a-la-hán.
Bà lão lớn tiếng tâu:
– Ba vị la-hán này đều là con lão. Những người con này đều nhận của vua cúng dường, khiến cho vua được vô lượng phúc đức. Như thế chẳng phải đã nộp thuế cho vua rồi ư? Vậy vì sao nay lại muốn thu thuế của lão?
Vua nghe xong khen việc chưa từng có: “Hay thay! Bà lão sinh được thánh tử. Trẫm thật không biết, nếu đã biết những vị A-la-hán kia là con của bà lão, thì phải cung kính cấp dưỡng cho lão mới đúng.
Bà lão liền nói kệ:
Tôi sinh ba người con
Dũng mãnh vượt ba cõi
Đều chứng đắc đạo quả
Làm ruộng phúc cho đời
Vua cúng dường được phúc
Tức đã thu thuế rồi
Vì sao còn tìm cách
Thu thuế đoạt của tôi?
Nghe kệ xong, nhà vua vô cùng xúc động, rơi nước mắt, khởi tâm tin kính Tam bảo, vua nói:
– Như bà lão này, chúng ta nên cúng dường thật nhiều, sao lại còn thu thuế của bà!
Kinh Cựu Tạp thí dụ ghi: “Thuở xưa, có một vị sa-môn đi đến nước khác, gặp lúc trời tối, ngài không được vào thành, nên ngồi trong đám cỏ ở bên ngoài Nửa đêm, quỉ dạ-xoa đến bắt sa-môn này định ăn thịt Sa-môn liền nói:
– Ngươi cách xa ta rồi.
Quỉ hỏi:
– Sao cho là cách xa?
Sa-môn nói:
– Ngươi hại ta, ta sẽ sinh lên trời Đao-lợi, còn ngươi thì đọa vào địa ngục. Như vậy, không phải là cách xa sao?
Nghe xong, quỉ tỏ ngộ, cảm tạ sa-môn, đỉnh lễ rồi bỏ đi”;
Kinh Ma-đăng nữ ghi: “A-nan ôm bát khất thực xong, đang đi men theo bờ sông thì gặp cô gái đang gánh nước bên bờ. A-nan đến xin, cô gái liền cho A-nan bát nước, rồi theo A-nan để dò biết nơi ở. Khi đã biết được nơi ở của A-nan, cô gái trở về nhà nằm lăn ra, vật vã khóc than. Mẹ cô gái tên là Ma-đăng hỏi:
– Vì sao con buồn khóc như thế?
– Mẹ không được gả con cho người khác! Vừa rồi con gặp một sa-môn bên bờ sông, con đã hỏi và biết tên là A-nan. Nay con muốn sống với người ấy, nếu không được thì con không lấy chồng.
Người mẹ đến hỏi A-nan, biết ngài là thị giả của Phật, bà trở về nói với con gái:
– A-nan là một sa-môn phụng sự Đức Phật, không chịu làm chồng của con.
Cô gái nghe mẹ nói thế, khóc lóc bỏ ăn. Ma-đăng vốn biết chú thuật, bà thỉnh ngài A-nan đến nhà cúng dường, cô gái vô cùng mừng rỡ. Bà nói với A-nan:
– Con gái tôi muốn làm vợ của ngài!
A-nan đáp:
– Tôi giữ giới, không thể lấy vợ.
Bà ấy nói:
– Nếu không được làm vợ ngài, nó sẽ tự sát!
A-nan nói:
– Thầy tôi là Phật, Ngài không cho phép gần gũi người nữ!
Người mẹ vào phòng thuật lại cho con gái biết. Cô gái khóc lóc, nói với mẹ:
– Chúng ta hãy đóng cửa, không cho chàng ra khỏi nhà. Đợi đến tối chàng sẽ tự nguyện làm chồng.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 52 – CHƯƠNG QUYẾN THUỘC, SO SÁNH, HƠN KÉM

QUYỂN 52 Quyển này gồm hai chương: Quyến thuộc, So sánh hơn kém. 56. CHƯƠNG ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *