Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 4 / PUCL QUYỂN 42 – CHƯƠNG THỤ THỈNH (tt)

PUCL QUYỂN 42 – CHƯƠNG THỤ THỈNH (tt)

Kinh Tăng nhất A-hàm ghi: “Trong các loại bố thí, bố thí pháp là bậc nhất, trong các sự nghiệp, thì sự nghiệp tu tập giáo pháp là bậc nhất, trong các ân thì ân của giáo pháp là bậc nhất”.
Nếu ăn quá no thì thân thể nặng nề, hơi thở gấp gáp, các mạch không thông, khiến tâm mê mờ, ngồi nằm không yên. Nếu ăn quá ít thì thân thể ốm gầy, tâm ý lơ đãng, khí hư sức kiệt. Cho nên, kinh Tăng nhất A-hàm có bài kệ:
Ăn nhiều bị bệnh khổ,
Ăn ít khí lực suy,
Nên ăn uống đúng lượng,
Vừa phải không nhiều ít.
Kinh Tát-già ni-kiền-tử có bài kệ
Người ăn uống quá nhiều
Thân nặng, tâm lười biếng,
Đời hiện tại, vị lai,
Thân mất lợi ích lớn,
Ngủ nhiều tự chuốc khổ,
Lại làm phiền người khác,
Mê mờ khó tỉnh thức,
Đúng thời, lượng sức ăn.
Người nấu ăn, muốn nếm thức ăn thử mặn hay lạt, sống hoặc chín, luật cho phép đặt thức ăn trong lòng bàn tay rồi dùng lưỡi nếm (Theo kinh Trai pháp, không cho nếm thức ăn vì sợ khởi tâm tham mà phạm tội).
* Lời bàn
Sở dĩ người xuất gia trước khi ăn, dùng tay sạch trực tiếp nhận thức ăn từ người cúng, là vì người xuất gia thanh cao, chẳng giống với hạng người bình thường, nên phải nhận rồi mới ăn.
Luận Tát-bà-đa ghi: “Tì-kheo tự tay nhận thức ăn có năm ý nghĩa:
– Trừ bỏ chủng tử trộm cắp (tự lấy ăn cũng giống như ăn trộm).
– Chứng minh sự ngay thẳng (giả như có mất gì cũng không liên quan đến tì-kheo).
– Dứt trừ sự phỉ báng (người xuất gia tự lấy ăn thì chẳng cao quỉ).
– Sống thiểu dục tri túc (nếu không tự tay nhận từ người khác thì chẳng phải là sống tiết kiệm, đơn giản).
– Khiến người khởi tâm kính tin (nhận rồi mới ăn làm ngoại đạo phát khởi tín tâm).
Trước kia, có một tì-kheo đi chung với một ngoại đạo, cùng dừng nghỉ dưới một gốc cây. Trên cây có quả, lúc sắp đến giờ ăn, ngoai đạo bảo tì-kheo:
– Thầy hãy trèo lên cây hái qụả!
Tì-kheo đáp:
– Trong giới pháp của tôi, cây cao quá đầu người không được trèo.
Ngoại đạo lại đề nghị:
– Sao không rung cây để quả rơi xuống?
Tì-kheo nói:
– Trong giới pháp của tôi, không được rung cây cho quả rụng.
Ngoại đạo nghe nói vậy, tự mình leo lên hái, rồi ném xuống đất cho tì-kheo, gọi rằng:
– Lượm quả ăn đi!
– Tì kheo đáp:
– Trong giới pháp của tôi, nếu không trực tiếp nhận từ tay người trao cho thì không ăn.
Ngoại đạo trèo xuống, nhặt trái cây dâng cho tì-kheo. Ngoại đạo chứng kiến như thế, nghĩ rằng đối với một quả mà còn như vậy huống gì phép tắc của người xuất gia. Thế rồi, ngoại đạo phát khởi tín tâm tôn kính, nhận thấy Phật pháp thanh tịnh chẳng giống với hàng ngoại đạo, liền theo tì-kheo xuất gia tu hành, trừ sạch được lậu hoặc”.
Kinh Xá-lợi-phất vấn ghi: “ Đức Phật dạy:
– Ngoại đạo, Phạm chí còn biết nhận từ tay người, huống gì đệ tử của Phật sao lại không tự tay thụ nhận mà dùng. Tất cả các vật đều phải trực tiếp nhận từ tay người, chỉ trừ tiền bạc, người nữ là không được nhận. Nếu có tác pháp vẫn phải tự tay trao cho, như y phục trên thân. Nếu chứa trong đồ đựng bằng vàng mà nhận, thì trái phạm”.
Luật Thập tụng ghi: “Trong nước Xá-vệ, tì-kheo Ma-ha Ca-la là người thụ nhận tất cả y thực phấn tảo. Tức những thức ăn và y phục ở nghĩa địa, tì-kheo này đều thâu lấy, mang xuống sông giặt rửa sạch rồi dùng mà không trực tiếp nhận từ tay người. Tì-kheo này cũng thường trú ngụ ở bãi tha ma. Khi có dịch bệnh cũng không vào thành, nên mọi người đều gọi vị ấy là kẻ ăn thịt người chết. Tiếng xấu lan truyền cùng khắp, các tì-kheo bạch Phật. Đức Phật triệu tập tì-kheo tăng dạy rằng: ‘Từ nay về sau nếu các tì-kheo không trực tiếp nhận từ người thí mà ăn thì phạm tội”.
Kinh Đại phương đẳng đà-la-ni ghi: “ Khi ăn không được nhìn người nữ, trong tâm chỉ nên suy nghĩ: ‘Làm sao nhổ mũi tên độc trong tâm ta, chứ nhìn người nữ mà làm gì? Từ vô thỉ đến nay, do nữ sắc mà ta rơi vào ba đường, không có ngày thoát ra. Sáu trần cũng nên quán xét như thế, tất cả đệ tử Phật chúng ta không nên đắm nhiễm. Các tên giặc này phá hoại căn lành của chúng ta”.
* Lời bàn
Thức ăn của tất cả chư tăng đều phải được phân chia bình đẳng, không phân biệt phàm thánh, trên dưới.
Luật Tăng-kì ghi: “Khi đàn việt dâng thức ăn, nếu dâng cho thượng tọa nhiều thì thượng tọa nên hỏi: ‘Tât cả chúng tăng đều được như thế không?’. Nếu đáp: ‘Chỉ có thượng tọa được như vậy’, thì nói: ‘Nên cúng dường bình đẳng tất cả’. Nếu họ nói: ‘Tất cả đều được như vậy’, thì nhận.
Phép tắc của vị thượng tọa trong tăng là không được thụ dụng liền sau khi nhận, phải đợi tất cả được đầy đủ rồi xướng ‘Đẳng cúng’, mới được ăn. Thượng tọa phải ăn từ từ, không được ăn nhanh rồi đứng dậy trước, nên đợi người đưa nước uống, tùy thuận chú nguyện xong mới đứng dậy”.
Kinh Xứ Xứ ghi “Đức Phật dạy:
– Sau giờ Ngọ không ăn thì được năm phúc: ít dâm, ít ngủ, được nhất tâm, không hạ phong, thân an ổn, không bệnh’. Vì thế, sa-môn phải biết lợi ích đó mà không ăn quá Ngọ”.
* Lời bàn
Nếu tham ăn thì phiền não sẽ tăng trưởng; đối với thức ăn, cần phải nhàm chán, khởi ý tưởng bất tịnh.
Luận Đại trí độ ghi: “Quán nhàm chán thức ăn tức là quán thức ăn từ nhân duyên bất tịnh sinh, như thịt từ tinh huyết, đường tiểu sinh ra. Đó là nơi máu mủ và các vi trùng trú ngụ. Váng sữa, sữa, lạc là do máu biến thành, không khác gì máu mủ, sau đó hòa lẫn với mồ hôi nhơ nhớp của người làm bếp và các thứ bất tịnh khác. Nếu đưa vào miệng thì từ não bộ có hai dòng nước hôi thối chảy xuống hòa với nước miếng để thành vị, như đồ đã nôn ra lại nuốt vào bụng. Đất duy trì, nước làm nát, gió làm chuyển động, lửa rang nấu. Giống như cái chảo nấu chín nhừ, cặn bã lắng xuống dưới, nước trong nổi lên trên; ví như gây rượu, phần cặn là phân, phần trong là nước tiểu. Yết hàu có ba lỗ, gió thổi chất béo tan vào trăm mạch, hòa hợp với huyết sẵn có, ngưng kết biến thành thịt. Từ thịt sinh ra mỡ, xương, tủy. Từ đó lại sinh thân căn; lại thịt mới thịt cũ hợp lại sinh năm căn, từ năm căn sinh năm thức, năm thức thứ lớp sinh ý thức. Từ đó, phân biệt chấp tưởng, phân biệt tốt xấu, rồi sinh ngã, ngã sở, các phiền não và các tội nghiệp. Lại nữa, nên suy nghĩ thức ăn này; mang nặng công lao. Tính ra một bát cơm, công sức mồ hỏi của nông phu góp lại nhiều hơn bát cơm ấy. Có được bát cơm này gian khổ như vậy, mà ăn vào miệng thì liền thành bất tịnh, không chút giá trị, trải qua một đêm đã biến thành phân. Vốn là thức ngon mà ăn vào biến thành bất tịnh, gớm không muốn nhìn. Hành giả phải tự suy nghĩ: ‘Thức ăn tệ như vậy, nếu ta tham

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 52 – CHƯƠNG QUYẾN THUỘC, SO SÁNH, HƠN KÉM

QUYỂN 52 Quyển này gồm hai chương: Quyến thuộc, So sánh hơn kém. 56. CHƯƠNG ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *