Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 4 / PUCL QUYỂN 41 – CHƯƠNG CÚNG DƯỜNG, THỤ THỈNH

PUCL QUYỂN 41 – CHƯƠNG CÚNG DƯỜNG, THỤ THỈNH

– Cưới gả cho người thuộc dòng họ danh tiếng.
– Chỉ dạy việc đối nhân xử thế.
2. Phương nam biểu thị cho thầy tổ: Nếu người nào cung cấp cho thầy tổ áo quần, thức ăn, giường nệm, thuốc men…, ca ngợi, cung kính, đỉnh lễ, thức khuya dậy sớm, vâng theo lời dạy bảo đúng đắn, thì gọi là cúng dường phương nam. Thầy đối xử lại năm điều:
– Chỉ dạy đúng lúc.
– Truyền dạy hết kiến thức.
– Không có tâm tật đố khi trò vượt trội.
– Gởi gắm cho thầy nghiêm, bạn hiền.
– Di chúc tài sản.
3. Phương tây biểu thị cho vợ con: Nếu người nào cung cấp cho vợ con áo quân, thức ăn, giường nệm, thuốc men và các bảo vật trang sức như chuỗi báu… thì người nàỵ đã cung cấp cho phương tây. Vợ con của người đó đền đáp lại mười bốn điều:
– Hết lòng lo liệu công việc.
– Siêng năng.
– Luôn hoàn thành mọi công việc.
– Làm nhanh chóng, không để trễ thời gian.
– ưu đãi khách của gia đình.
– Dọn dẹp nhà cửa, giường nệm sạch sẽ.
– Yêu kính, nhu hòa.
– Dùng lời dịu dàng khuyên bảo những người giúp việc.
– Giữ gìn của cải cẩn thận.
– Dậy sớm thức khuya.
– Trông nom nhà cửa.
– Nghe theo lời chỉ dạy.
– Che giấu việc xấu.
– Chăm sóc lúc đau ốm.
4. Phương bắc biểu thị cho thiện tri thức: Nếu người nào cung cấp cho thiện tri thức, dốc lòng vì họ; lại cung kính, nói năng khiếm tốn, lễ bái, ca ngợi thì gọi là cúng dường phương bắc. Thiện tri thức sẽ đối xử lại bốn điều:
– Hướng dẫn tu pháp lành.
– Khiến xa lìa pháp ác.
– Cứu giúp trấn an khi sợ hãi.
– Động viên, khuyên bảo khi buông lung.
5. Phương dưới biểu thị cho nô bộc: Nếu người nào cung cấp cho hàng nô bộc các món: áo quần, thức ăn, thuốc men, không hề chửi mắng, cũng chẳng đánh đập, thì người này đã cung cấp cho phương dưới. Nô bộc sẽ báo đáp lại mười điều:
– Không gây lỗi lầm.
– Tự giác làm việc.
– Hoàn thành công việc.
– Gắng sức làm việc, không để mất thời gian.
– Dầu cho chủ nghèo khổ cũng không bỏ đi.
– Dậy sớm.
– Giữ gìn vật dụng.
– Nhận ân huệ ít, nhưng báo đáp nhiều.
– Một lòng cung kính.
– Khéo léo che giấu việc xấu của chủ.
6. Phương trên biểu thị cho sa-môn, bà-la-môn: Nếu người nào cúng dường sa-môn, bà-la-môn áo quần, thức ăn, tinh xá, giường nệm; thường cứu giúp khi gặp hiểm nguy, cúng dường lương thực lúc đói khổ, nghe tiếng xấu thì che giấu, hết lòng ca ngợi, lễ bái, cung kính thì gọi là cúng dường phương trên. Người xuất gia sẽ đối xử lại năm điều:
– Giúp phát khởi tín tâm.
– Dạy tu trí tuệ.
– Dạy tu bố thí.
– Dạy trì giới.
– Dạy dỗ và giúp có được kiến thức uyên bác.
Người nào cúng dường sáu phương sẽ được tăng trưởng tiền tài, tuồi thọ, có thể tu tập giữ gìn giới ưu-bà-tắc”.
38.2.3. Công đức cúng dường
Luận Đại trí độ ghi: “Các Đức Phật cung kính pháp, cúng dường pháp, lấy pháp làm thầy. Vì sao? Vì các Đức Phật trong ba đời đều lấy thật tướng các pháp làm thầy.
Hỏi:
– Phật không cầu phúc đức, tại sao lại cúng dường?
Đáp:
– Phật từ vô lượng a-tăng-kì kiếp tu các công đức, ‘thường làm các việc lành, không chỉ vì cầu quả báo mà còn vì quí trọng công đức, nên đã thực hành cúng dường.
Như khi Phật còn tại thế, tì-kheo A-na-luật mù mắt đang vá áo thì kim bị tuột chỉ. Tôn giả nói:
– Ai cần phúc đức hãy xỏ kim giúp tôi!
Đức Phật lại gần bên tôn giả nói:
– Ta là người thích phúc đức, sẽ xỏ kim cho ông.
Tì-kheo A-na-luật nhận ra tiếng nói của Phật,
vội vàng đứng dậy đáp y, đỉnh lễ, thưa rằng:
– Kính lạy đức Thế Tôn! Ngài đã đầy đù công đức, tại sao lại nói cần phúc đức?
Đức Phật dạy:
– Công đức của Ta đã viên mãn. Ta biết rõ ràng nhân của công đức, quả báo của công đức, năng lực của công đức, Nhờ công đức này, nên Phật là bậc nhất trong tất cà chúng sinh. Vì thế Ta thích công đức.
Phật muốn dạy đệ tử nên hỏi:
– Ta còn làm công đức, vì sao ông không làm?
Như một vũ công đã trăm tuổi mà vẫn còn múa
hát, có người quở rằng:
– Đã trăm tuổi rồi, ông còn múa hát làm gì?
Lão ông đáp:
– Tôi không cần múa hát nữa, chỉ vì muốn dạy cho con cháu mà thôi!
Đức Phật cũng vậy, công đức đã viên mãn, nhưng để dạy đệ tử tạo công đức, nên mới thực hành cúng dường”.
Như tì-kheo-ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề, nhũ mẫu của thái tử Tất-đạt-đa nhập niết-bàn. Tứ thiên vương khiêng giường của bà, còn Phật ở trước cầm lò hương, đốt hương cúng dường. Đó chính là báo ân. Thế nên tuy không cầu quả, nhưng vẫn thực hành cúng dường.
Lại nữa, Phật chỉ cúng dường Phật, người khác không biết công đức của Phật, như bài kệ:

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 52 – CHƯƠNG QUYẾN THUỘC, SO SÁNH, HƠN KÉM

QUYỂN 52 Quyển này gồm hai chương: Quyến thuộc, So sánh hơn kém. 56. CHƯƠNG ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *