Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 40 – CHƯƠNG XÁ LỢI

PUCL QUYỂN 40 – CHƯƠNG XÁ LỢI

– Vàng, đá còn mòn, xương khô mà cứng vậy sao? Sa-môn này ở trước mặt ta mà còn dám nói dối, chắc muốn mau chết.
Vua liền cho đặt xá-lợi lên đe sắt, dùng chày vàng đập mạnh, chày và đe đều bị lõm mà xá-lợi vẫn y nguyên. Vua lại đặt xá-lợi vào nước trong, ánh sáng phát ra, chiếu rực rỡ khắp cả đại điện. Tôn Hạo hân hoan tín phục, chí thành nhận sự giáo hóa.
37.6.4. Đời Tấn, viên xá-lợi Phật cùa Trúc Thường Thư: Trúc Trường Thư có viên xá-lợi, ông rất quý trọng. Ông có người con xuất gia làm sa-môn hiệu là Pháp Nhan. Pháp Nhan nhiều lần muốn hoàn tục, có lần cười nói:
– Xá-lợi này chỉ là cát đá thôi, có gì đáng quý?
Ông liền thả viên xá-lợi vào nước, bỗng có ba vòng hào quang năm màu từ nước phóng lên cao mấy thước. Pháp Nhan thấy việc linh nghiệm này, không muốn hoàn tục nữa.
Sau khi ông qua đời, Pháp Nhan lại có ý muốn hoàn tục, thì liền mắc bệnh nặng. Từ đó sư nguyện làm sa-môn suốt đời. Sau sư thỉnh xá-lợi đến an trí trong ngôi tháp ở Giang Hạ.
37.6.5. Đời Tấn, xá-lợi Phật của Đỗng Uông: Niên hiệu Thái Hưng (318-321), Đỗng Uông tại Ư Tiềm có thờ một pho tượng Phật gỗ. Ban đêm, tượng thường phát ra ánh sáng. Bỗng một hôm, gần pho tượng phát ra tiếng động, như có vật gì rơi xuống đất; ông đến xem thì thấy xá-lợi đang nổi trong hồ, phóng ánh sáng năm màu chiếu soi rực rỡ, lại xoay ba vòng theo chiều phải.
Sa-môn Pháp Thường đến xem, bỗng xá-lợi bay vút lên hư không cao khoảng bốn năm thước, rồi bay vào lòng Pháp Thường. Sư nói:
– Nếu muốn bảo Pháp Thường xây dựng chùa tháp ở đây, xin hiện oai thần lần nữa!
Pháp Thường nói vừa dứt lời thi xá-lợi lại bay vọt lên như trước. Vì thế, Pháp Thường xây chùa tháp tại Ư Tiềm. Hằng ngày có mười mấy người đến nơi đây vào đạo.
37.6.6. Đời Tấn, xá-lợi phóng ánh sáng: Vào khoảng niên hiệu Thái Hưng (318-322) đời Tấn, mỗi ngày có mấy nghìn người từ phương bắc di cư đến Quảng Lăng. Trong số đó, có người thỉnh theo xá-lợi, họ cùng nhau xây một ngôi chùa nhỏ tôn thờ và một cây trụ cờ. Xá-lợi phóng ánh sáng chiếu đến đầu cột cờ, làm cảm động gần xa.
37.6.7. Đời Tấn, sa-môn An Pháp Khai: Khoảng niên hiệu Hàm Hòa (326-334) đời Tấn, sa-môn An Pháp Khai đến Dư Hàng, muốn xây chùa mà không có tiền của. Sư xe dây xâu tiền để bán. Gom góp nhiều năm sư mới được ba vạn tiền đồng. Sư dùng số tiền đó mua đất cất một cái thất, nhưng vẫn xe dây xâu tiền bán sinh sống.
Sư muốn xây một ngôi tháp, nhưng sợ không có xá-lợi. Bấy giờ, La Ấu có xá-lợi, Pháp Khai liền đến xin thỉnh, nhưng La Ấu không cho. Một hôm, Pháp Khai đến chùa lễ Phật, chợt thấy cái túi đựng xá-lợi của La Ấu ở trước mặt mình, liền báo cho La Ấu biết. La Ấu đến xem và rất vui mừng, nên trao xá-lợi cho Pháp Khai, rồi hai người cùng nhau xây chùa ở Dư Hàng.
37.6.8. Đời Tấn, thái thú Mạnh Gảnh: Niên hiệu Hàm Khang (335-342) đời Tấn, quan thái thú Mạnh Cảnh ở Kiến An muốn xây chùa dựng tháp. Đêm ấy, ông nghe như có tiếng ngọc kêu leng keng trên đầu giường, ngồi dậy xem, thấy có ba viên xá-lợi. Nhân đó, ông xây dựng tháp để thờ.
Tháng sáu niên hiệu Nguyên Gia mười sáu (439) mọi người đều nhìn thấy xá-lợi phóng ánh sáng chiếu khắp nơi, trải qua bảy đêm mới hết.
37.6.9. Đời Tấn, Điêu Quì: Niên hiệu Nghĩa Hi thứ nhất (405) đời Tấn, một người ở Lâm Ấp có viên xá-lợi, đến ngày trai giới, xá-lợi thường phóng ánh sáng. Sa-môn Tuệ Thúy theo thứ sử Quảng châu là Điêu Quì đến phương nam. Vì kính ngưỡng xá-lợi phóng ánh sáng nên muốn thỉnh, nhưng ông chưa mở lời thì xá-lợi tự phân làm hai. Điêu Quì biết việc ấy rât vui mừng, muốn thỉnh một viên để kính lễ thì xá-lợi lại phân làm ba.
Điêu Quì muốn tạc pho tượng phỏng theo pho tượng ở Trường Can, nhưng vị tự chủ không cho. Đêm ấy, vị tự chủ nằm mộng thấy một người cao vài trượng đến bảo:
– Tượng, quí ở chỗ dùng để truyền đạo, sao ông lại tiếc?
Sáng ra, vị tự chủ cho người báo với Điêu Quì bằng lòng cho tạc tượng. Khi tạc xong, ông đặt xá-lợi vào búi tóc của tượng, vì cho rằng những tượng Phật thỉnh từ Tây Trúc về đều phóng hào quang, phần nhiều là do có đặt xá-lợi bên trong.
37.6.10. Đời Tấn, Giả Đạo Tử; Niên hiệu Nguyên Gia thứ sáu (629) đời Tống, Giả Đạo Tử đến Kinh châu. Trên đường đi, ông thấy một đóa phù dung vừa nở, ông hái mang về nhà, bỗng nghe trong đóa hoa có tiếng động, ông lấy làm lạ, đến xem thì nhặt được viên xá-lợi màu trắng như trân châu, ánh sáng chiếu khắp nhà. Ông cung kính đặt xá-lợi vào hộp treo lên tường. Từ đó người trong nhà thường thấy Phật và tăng từ bên ngoài vào, cởi áo choàng rồi bước lên ngồi trên án.
Một hôm, có người đến ngủ nhờ, không biết nên khinh thường những vị tăng kia. Đêm đó, người ấy mộng thấy có người đến bảo:
– Ở đây có chân thân Thích-ca, thánh nhân thường đến kính lễ, sao ngươi lại khinh thường, để rồi sau khi chết phải đọa địa ngục, ra khỏi địa ngục lại làm tôi tớ! Ngươi không sợ ư?
Người ấy nghe nói thế lòng rất sợ hãi, không lâu sau thì bị bệnh hủi rôi qua đời.
Chỗ đất treo xá-lợi mọc lên hoa sen tám cánh, trải qua sáu tuần mới héo, hơn một năm sau thì biến mất.
37.6.11. Đời Tấn, An Thiên Tải: Niên hiệu Nguyên Gia thứ tám (431) đời Tống, gia đình An Thiên Tài ở cối Kê nhiều đời thờ Phật. Một đêm, có người đến gõ cửa, người nhà bước ra thì thấy có hơn mười người mặc áo đỏ chở gỗ đến chất trong cửa và nói:
– Quan sai chúng tôi làm tháp Phật.
Bỗng chốc họ đều biến mất. Sáng hôm sau, Thiên Tải đến nhà người thân dự tiệc chay, thì được viên xá-lợi màu vàng tía, ông dùng chày đập nhưng xá-lợi khỗng vỡ, đặt vào nước thì phát ra ánh sáng. Nhân đó ông thỉnh về cung kính phụng thờ; từ đó trong nhà thường có hương lạ.
Một hôm, người nhà muốn thỉnh ra để mọi người cùng đỉnh lễ thì xá-lợi bỗng nhiên biến mất, tim kiếm khắp nơi đến nửa ngày mới thấy. Khi ấy, Lâm Xuyên vương trấn giữ vùng Giang Lăng, đã thỉnh viên xá-lợi này. Xá-lợi thường phát ra ánh sáng nhiều màu, các quan và sa-môn mỗi người nhìn thấy màu khác nhau. Lâm Xuyên vương nâng thau nước đựng xá-lợi câu nguyện thì xá-lợi phát ra ánh sáng. Đêm đến, thấy có hơn trăm người nhiễu quanh ngôi nhà an trí xá-lợi; họ đốt hương, cầm hoa giống như hình ảnh lúc Phật mới đản sinh. Đến sáng, những người ấy và xá-lợi đều biến mất.
37.6.12. Đời Tống, Trương Tu Nguyên: Niên hiệu Nguyên Gia thứ chín (432) đời Tống, gia đình của Trương Tu Nguyên ở Tầm Dương tổ chức tu Bát quan trai giới, cả tăng lẫn tục mấy mươi người đều thấy trên cành hoa trước tượng Phật giống như có tuyết, nhìn kỹ thì thấy mấy chục viên xá-lợi. Họ liền đặt xá-lợi vào nước thì ánh sáng phát ra rực rỡ, một lát sau biến mất.
Vài ngày sau, khi mở kho thì người nhà lại được chiếc răng Phật cùng mười viên xá-lợi được bọc trong tấm lụa trắng đặt trong hộp, ánh sáng chiếu thẳng lên trời. Mọi người khắp nơi đến nhà ông xin thỉnh xá-lợi.
37.6.13. Đời Tống, Lưu Ngưng Chi: Niên hiệu Nguyên Gia mười lăm (438) đời Tống, Lưu Ngưng Chi người Nam quận, ẩn cư ở Hoành sơn, dù nhiều lần vua mời ông ra giúp nước, nhưng ông quyết không xuống núi. Ông thờ đạo Ngũ Đấu Mễ, không tin Phật pháp. Một hôm, ông mộng thấy có người đứng cách mặt đất vài trượng và nói:
– Điều nghi của ông sẽ được giải đáp!
Tỉnh dậy, ông liền tỏ ngộ. Từ đó, sớm tối chuyên cần lễ Phật. Được nửa năm, ông bỗng thấy dưới bức hoành phi có ánh sáng màu tía, đến xem thì thấy hai viên xá-lợi; ông đập chẻ cách mấy cũng không vỡ, thả vào nước thì phát ra ánh sáng.
Một hôm, trong lúc ăn cơm, ông có cảm giác như mình đang ngậm một chiếc răng trong miệng, ông liền nhả thì vật ấy phát ra ánh sáng, vợ ông liền nhặt, thì ra được môt viên xá-lợi nữa. Như vậy, tông cộng được năm viên xá-lợi. Sau đó, đột nhiên xá-lợi biến mất, nhưng tìm lại được.
37.6.14. Đời Tống, Từ Xuân: Niên hiệu Nguyên Gia mười chín (542) đời Tống, Từ Xuân ở Cao Bình là người siêng năng tụng kinh. Một hôm, trong lúc ăn cơm, ông nhặt được hai viên xá-lợi. Ông đặt hai viên xá-lợi vào trong bình, một thời gian sau, xem lại thì phát hiện xá-lợi dần dần tăng lên đến hai mươi viên. Sau đó, ông mang bình ấy gửi cho Lưu Phức, huyện lệnh Quảng Lăng. Lưu Phức tự ý

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 36 – TREO TRÀNG PHAN, HƯƠNG HOA, TÁN TỤNG

QUYỂN 36 Quyển này gồm hai chương: Treo tràng phan, Hoa hương, Tán tụng. 32. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *