Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 39 – CHƯƠNG GIÀ LAM

PUCL QUYỂN 39 – CHƯƠNG GIÀ LAM

Gần đây, có thiền sư Tăng Lãng ở trên núi hơn ba mươi năm cũng thường gặp tiên thánh, bay trên không mà đi, chỉ để lại lớp da cũ.
Khu vực ba mươi dặm xung quanh Nam đài có rất nhiều hoa quý, đầy cả núi non, nên thường gọi là Hoa Sơn. Trong núi có ngôi thánh tự, lúc nào cũng có tiếng chuông. Có người từng gặp dị nhân, hình dáng to lớn khác người, trong lúc nói năng, bỗng vọt lên hư không đi xa tít. Núi ấy rất gần, nhưng ít ai lên được. Người nào lên được thì cảm thắng duyên.
36.4.12. Chùa Đan Lĩnh, núi Thái: Thích Tăng Chiếu ở chùa Đan Lĩnh, núi Thái, đời Ngụy. Không biết sư tên họ gì, tính tình phóng thoáng, thích tìm các linh tích. Những nơi kì dị sư đều đặt chân đến, như hang động dưới những thác nước, thường là nơi các bậc tiên thánh dạo chơi và cư ngụ.
Vào niên hiệu Phổ Thái (531) đời Bắc Ngụy, sư đến núi Vinh, thấy dưới thác nước có một cái hang rộng, sư liền vào, đi khoảng năm sáu dặm thì ra khỏi hang. Bên ngoài hang có một con đường nhỏ, đi về hướng đông bắc khoảng vài dặm thì gặp một con suối đá, rộng vài bộ, chảy về hướng tây, nước trong vắt nhìn thấu đáy, cỏ thuốc mọc kín đất, phủ một màu xanh rì. Phía bắc suối có một ngôi nhà ngói, có ba người ở. Ngôi nhà rất cũ và tồi tàn. Trước sân lúa thóc vung vãi khắp nơi, rất nhiều chim chóc đến lượm thức ăn dư. Có vài cái áo lông màu vàng treo trên giá ở đầu đông bên trong ngôi nhà. Ở giữa nhà có hai cái cối sắt và một cái nồi; tất cả đều bị bụi bám đầy và cũng chẳng có dấu vết nấu nướng. Ở góc phía tây trong nhà có một vị sa-môn ngồi thẳng bất động, bụi đã lấp tới đầu gối. Nhìn khắp bốn hướng chỉ thấy rừng rậm, thác nước, không thấy một bóng người. Bỗng gặp một vị thần tăng, khoảng sáu mươi tuổi, lông mi dài hơn một trượng vắt vòng qua tai. Vừa mới gặp nhau, cả hai vui mừng thăm hỏi như đã quen biết từ lâu.
Tăng Chiếu hỏi:
– Ngài từ đâu đến?
Vị thần tăng đáp:
– Tôi và hai bạn đồng học đến đây tránh đời. Một người đi ra ngoài chưa về, một người qua đời đã lâu, giống như nhập Diệt tận định, hiện đang ngồi tại góc phía tây trong nhà, ông thấy chưa? Hiện tại họ nào làm vua?
Tăng Chiếu đáp:
– Nhà Ngụy.
Thần tăng hỏi:
– Chẳng phải vua tại vị lâu nay là họ Tào sao?
Tăng Chiếu đáp:
– Không! Họ Nguyên.
Thần tăng nói:
– Tôi không biết những người này!
Rồi vị thần tăng giã gạo nấu cháo, lại vào rừng hái lê táo đưa cho Tăng Chiếu, bảo ăn và nói:
– Ông cứ ăn đi! Tôi không ăn trái này.
Thần tăng hỏi:
– Ông thường tụng kinh gì?
Tăng Chỉếu đáp:
– Tôi thường tụng kinh Pháp hoa,
Thần tăng gật đầu nói:
– Tốt quá! Nên siêng năng! Tôi thường tụng mấy quyển kinh đặt trên giá ở góc phía đông phòng, ông muốn nghe không?
Tăng Chiếu chắp tay thưa:
– Xin được nghe!
Thần tăng bắt đầu tụng từng bộ một, giọng đọc trong và rõ ràng. Vị tăng tụng suốt đêm, Tăng Chiếu mỏi mệt nên buồn ngủ.
Thần tăng nói:
– Ông cứ ngủ đi! Tôi thường tụng như vậy.
Thần tăng tụng mãi đến sáng, không ngủ nghỉ. Hôm sau thần tăng lại làm thức ăn cho Tăng Chiếu. Tăng Chiếu cảm tạ, nói:
– Tôi may mắn gặp được ngài, nhưng nay xin tạm trở về, hẹn sẽ trở lại tiếp chuyện ngài.
Thần tăng cũng không giữ Tăng Chiếu lại, chỉ nói:
– Bạn đồng học của tôi đi xa, tiếc là ông không được gặp. Nếu gặp người ấy ông chắc sẽ được khai ngộ.
Thần tăng nói tiếp:
– Mong ông trở về bình an!
Tăng Chiếu tìm đường trở về. Sau đó, ông rủ mấy người bạn cùng quay trở lại thác nước để tìm cái hang, nhưng không biết hang ở chỗ nào. Hiện ở Chung Nam cũng thường có những việc như thế này, không thể thuật hết được.
36.4.13. Chùa Cửu Không, núi Thái Nhất, Ưng châu: Chùa ở núi Hệ Đầu, phía nam huyện Hộ, Ung châu. Vì những người đi biển thường neo thuyền cột dây nơi núi này, nên gọi là núi Hệ Đầu.
Ngày xưa, khi núi Thái Nhất chưa phân chia, còn nối liền với núi Thái Hành và núi Vương Ốc, vì nước sông Bạch Lộc bị ngăn chặn tại vùng này, nên gọi là Sơn Hải.
Thủy thần Cự Linh Tần Cung Hải sợ nước dâng tràn, bèn dùng tay trái ấn vào núi Thái Hoa, chân phải đạp vào đoạn giữa, khiến núi Thái Nhất bị tách làm hai, từ đó sông thông nước rút, đất hiện ra, núi cũng nhô cao, nhưng vẫn gọi Hệ Đầu.
Trong Tây kinh phú của Trương Hành ghi: “Tay đưa cao, chân đạp xa, để khơi thông dòng sông uốn khúc”, chính là việc này.
Người già xưa kể: “Phía nam núi Hệ Đầu có ngôi chùa tiên tên là chùa Cửu Không. Tương truyền, ngày xưa, có một người vào núi đốn củi, đến lúc trời sắp tối không biết đường về, bèn ngủ lại trong rừng. Đêm hôm đó, người ấy nghe có tiếng chuông rất gần, bèn lần theo tiếng chuông thì đến một ngôi chùa, thấy hơn một trăm tăng chỉ kinh hành, ngồi thiền chứ không hỏi han gì. Người ấy lấy làm lạ, đến khi trời sáng thì ngôi chùa biến mất”. Từ xưa đến nay không có ai đến tìm ngôi chùa này. Có một vị tăng từng đến núi, nhưng chỉ thấy núi non trùng điệp, cây cối rậm rạp, không thể leo lên”.
Có thuyết nói trên núi có chín cái hang, là chỗ ở của tiên nhân. Lại bên cạnh một tòa thành thời Phục Hi ở Đại Cốc, Lam Điền, có chùa Qui Nghĩa. Vị tăng chùa này tên Hoằng Tạng, là người can đảm nghe nói bèn đến tìm. Hoằng Tạng đi quanh núi suốt mấy ngày mấy đêm, nhưng chỉ tìm được năm hang. Hang nào cũng rất tròn và sạch sẽ giống như do người xây dựng, lại không hư nát, ô uế giống như có người ở.
Thiền sư Liễu ở chùa Quang Minh cũng lên núi tìm và đã ở trong hang an cư một mùa hạ. Ngày nay gọi hang đó là hang Chiếu Dương.
Đó quả là một nơi xinh đẹp và kì bí đáng để mọi người ngưỡng vọng, nhưng chùa tiên mãi mãi vẫn không tìm thấy.
36.4.14. Chùa Trúc Lâm, núi Chung Nam: Chùa Trúc Lâm ở ngọn Đại Tần, phía nam hang Tí Ngọ, núi Chung Nam. Niên hiệu Trinh Quán thứ nhất (627) đời Đường, có người vào núi lấy mật ong, bỗng nghe tiếng chuông, liền tìm đến thì thấy một ngôi chùa hai gian có người cư trú, bên cạnh có rừng trúc cao lớn khoảng hai mẫu. Người ấy chặt hai đốt trúc, chứa được khoảng năm thăng mật. Hai người vác xuống núi, tìm đường đến đồn lính Đại Tần báo cho lính gác biết và nói: “Từ rừng trúc đến đây khoảng mười lăm dặm”.
Vị đồn trưởng tham muốn những cây trúc to lớn ấy, nên muốn đến chặt về. Theo lời người kia kể, ông sai lính đến tìm, quân lính đi qua hang Tiểu Trúc thì đến vách núi. Ở đây họ thấy có một dây xích dài khoảng ba trượng, liền đến kéo, nhưng dây xích bi khóa quá chặt. Bên trên có hai con hổ lớn, đứng tựa vào vách núi, cúi xuống gầm rống. Người ấy sợ hãi, vội chạy về dẫn thêm mười người đến tìm thì gặp một cơn mưa lớn, nên họ quay trở về.
Có vị tăng Qui Chân ở chùa Ngộ Chân, Lam Điền, tuy tuổi còn nhỏ mà đã ẩn cư trong núi, nghe nói chuyện này liền đến tìm. Khi đến hang Tiểu Trúc, ông đi lên phía bắc nhìn xuống chân núi, thấy không có đường đi nên quay về, mọi người đã nói với nhau về việc này.
36.4.15. Thánh tự ở phía nam hang Tí Ngọ: Trạm thứ nhất ở phía nam hang Tí Ngọ gọi là Tam Giao, phía đông có một con suối, sườn núi đông nam rộng khoảng

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 36 – TREO TRÀNG PHAN, HƯƠNG HOA, TÁN TỤNG

QUYỂN 36 Quyển này gồm hai chương: Treo tràng phan, Hoa hương, Tán tụng. 32. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *