Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 38 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP (tt)

PUCL QUYỂN 38 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP (tt)

liền vui vẻ khuyến hóa mọi người cùng nhau sửa sang, lại phát nguyện, rồi đi. Nhờ công đức ấy, trong chín mươi mốt kiếp đứa bé không bị đọa địa ngục, súc sinh, ngạ quỉ, luôn được sinh vào cõi người và trời hưởng hạnh phúc, thường được người và trời kính trọng, cho đến hôm nay gặp Ta xuất gia, đắc đạo.
Nghe Đức Phật dạy, mọi người đều vui vẻ vâng lời.
Có bài tụng:
Lưu thân tám vạn tháp,
Báu kết trăm trượng cao.
Phụng hoàng xen linh điểu,
Tay tiên đỡ lộ bàn,
Đẩu củng nâng kèo chạm
Mái tháp giăng lưới châu
Đất báu tựa cát vàng
Chuông gió như chứa âm
Biến hóa nghìn hình chạm
Rực rỡ muôn tượng màu
Ẩn hiện trong khói mây
Thần tiên chợt lai vãng
Sương sớm lưng chừng tháp
Phướn tung chạm mây trời
Nghê bay không dám thở
Côn lượng há ngừa nhìn
Thánh biến vô cùng tận
Cảm phúc thật vô cùng
Nguyện nhờ thuyền từ giúp
Bờ kia đâu còn xa!
35.7. CẢM ỨNG
Khi Như Lai còn tại thế, hằng ngày Ngài đi giáo hóa, khất thực. Một hôm, Ngài gặp một đồng tử đang đùa giỡn lấy đất cát dùng làm bún gạo. Nhờ phúc đời trước, nó gặp được Phật và dâng bún bằng đất cúng dường. Phật cảm kích lòng tốt của nó mà nhận lấy, rồi trét lên vách tinh xá và thụ kí: “Sau khi Ta nhập diệt một trăm năm, đồng tử này sẽ làm vua tên là A-dục”.
Vua A-dục là Thiết Luân vương thống lĩnh cõi Diêm-phù-đề, tất cả quỷ thần đều là quần thần. Vua A-dục sai tất cả quỉ thần ở trên không, dưới đất trong vòng bốn mươi dặm đến mở tám tháp ngày trước, thâu lấy xá-lợi và sai quỷ thần trong một ngày một đêm, cứ tính một ức nhà, dựng một ngôi tháp; tính hết có tám vạn bốn nghìn ngôi tháp. Như ở trên kinh đã nói đủ, đầy không ghi lại nữa.
Nay Thần Châu là cõi nước phương đông. Cho nên ở đất Hán này, căn cứ theo các sách vở mà tìm kiếm thì được hai mươi tháp, đều do vua A-dục xây. Nêu tính luôn số tháp từ khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc đến nay do tăng tục xây dựng có cảm ứng thì đến trăm nghìn ngôi. Vả lại, nay chỉ nói những điềm cảm ứng mà mọi người đều thấy nghe trong hai mươi mốt ngôi tháp của vua A-dục dựng ở cõi này, ở đây chỉ lược thuật hai mươi mốt ngôi, còn nhiều tháp nữa không thể thuật hết. Muốn biết đầy đủ thì xem trong các truyện.
35.7.1. Đời Tây Tấn, tháp ở huyện Mậu, cối Kê: Tháp nay ở huyện Mậu, cách Việt châu về hướng đông ba trăm bảy mươi dặm, hướng đông cách biển bốn mươi dặm, cách trung tâm huyện Mậu về hướng đông nam bảy mươi dặm, phía nam cách thôn Ngô hai mươi lăm dặm.
Theo truyện trước ghi: “Vào niên hiệu Thái Khang thứ hai (281) đời Tấn, có Lưu Tát Hà, người Li Thạch, Tinh châu, sinh ra trong một gia đình nông dân, làm nghề săn bắn. Một hôm Lưu Tát Hà mắc bệnh qua đời, bỗng nhiên sống lại kể đã gặp một vị tăng người Ấn Độ nói với ông: ‘Ngươi có tội nặng đáng lẽ phải vào địa ngục, nhưng vì thương ngươi không hiểu biết nên tha cho trở về. Nay ở cói Kê, Đơn Dương, Tề Thành, Lạc Hạ đều có tháp cổ và tượng Phật bằng đá nổi trên sông do vua A-dục xây. Ngươi nên đến đó chí thành đỉnh lễ, sám hối thì được khỏi tội khổ này.
Sau khi sống lại, Lưu Tát Hà bỏ nghề cũ, xuất gia học đạo, pháp danh Tuệ Đạt. Tuệ Đạt theo lời vị tăng kia dặn đi về hướng nam đến cối Kê tìm kiểm ven biển, khe đầm và khắp núi non, nhưng chẳng thấy nền tháp đâu cả. Tuệ Đạt buồn bực, chán nản, không biết tìm nơi đâu. Đến nửa đêm hôm đó, bỗng sư nghe có tiếng chuông dưới lòng đất, liền đến chỗ ấy chặt cây làm trụ đánh dấu. Khoảng ba ngày sau, bỗng nhiên có tháp báu và xá-lợi từ dưới đất vọt lên. Bảo tháp có màu xanh trông giống tháp đá, nhưng không phải băng đá, cao một thước bốn tâc, vuông bảy tấc, lộ bàn năm tầng giống kiến trúc của nước Vu-điền ở Tây Vực. Bốn mặt của tháp mở cửa sổ, xung quanh đều dát vàng, ở giữa treo khánh đồng. Thường nghe tiếng chuông, nghi là tiếng khánh này. Quanh thân tháp có khắc chạm tượng Phật, bồ-tát, thần Kim cang, thánh tăng V.V…. Tượng rất nhỏ, nhưng nhìn kĩ thì thấy có khoảng trăm nghìn tượng, với đầy đủ mặt, mắt, tay, chân. Tháp này có thể gọi là thánh tích uy linh, chẳng phải trí tuệ của người thường có thể biết được.
Nay tháp này được đặt trong tháp gỗ lớn, vào ngày bát vương mọi người chở tháp ấy đi quanh làng ấp, ai thây cũng lễ bái, niệm Phật và phát tâm lành, trai giới suốt đời. Xá-lợi ấy được an trí ở dưới đáy tháp; bên trái tháp có nhiều dấu tích xưa.
Vùng đất cạnh tháp là huyện Chư Kí, là đất ở kinh đô của nước Việt xưa. Sáp nhập bốn huyện Cú Chương, càn, Mậu, Diệm thành huyện Chư Kí. Cách phía đông bắc một trăm lẻ bảy dặm là Đại bộ. Trong Đại bộ có đô thành nước Việt xưa, chu vi ba dặm.
Địa kí ghi: “Vào thời trung cổ, kinh đô Việt dựng ở đây, nền móng của cung điện đền đài đến nay vẫn còn. Có rất nhiều cây dự chương mọc thành hàng bằng nhau, thẳng tắp bên cạnh các bậc thềm rất đẹp. Vào ngày ba mươi và mùng một mỗi tháng gió mưa làm rung cây phát ra tiếng nghe giống như tiếng khánh đồng. Đến nay bá tính rất cung kính ngôi tháp này”.
35.7.2. Đời Đông Tấn, tháp Trường Can ở Kim Lăng: Sách Dư chí ghi: “Vua A-dục là đệ tử của Phật Thích-ca. Trong một ngày một đêm mà ông có thể sai khiến tất cả quỷ thần trong nước tạo tám vạn bốn nghìn ngôi tháp thờ xá-lợi Phật và đều từ dưới đất vọt lên. Sa-môn Trúc Tuệ Đạt, đời Tấn truyền:
– Phương đông có hai ngôi tháp, một ngôi ở đây và một ngôi ở Bành Thành. Nay ở Trường Can, Mạt Lăng cũng có một ngôi tháp nữa, vậy là có ba ngôi. Nay căn cứ vào thuyết một ức gia đình dựng một ngôi tháp thì ở Đồng Hạ này có nhiều tháp, thật không có gì phải nghi ngờ. Vả lại, hiện tại ở vùng Dương Việt đã có hai tháp, vậy chín châu chắc còn nhiều tháp ẩn tàng!
Cối Kê kí ghi: “Vào thời Đông Tấn, thừa tướng Vương Đạo nói:
– Lúc mới vượt Trường giang lập triều Đông Tấn, một đạo nhân thần khí phi phàm tự nói: ‘Ta từ biển đến đây dựng tháp. Thuở xưa ta đã cùng vua A-dục đến huyện Mậu, đặt xá-lợi Phật ở đây rồi xây tháp trấn giữ. Sau đó, vua A-dục cùng các chân nhân bưng tháp bay lên hư không rồi xuống biển. Các đệ tử đang còn quyến luyến từ biệt, bỗng nhiên tất cả đều rơi xuống hóa thành Ô thạch. Ô thạch giống như hình người. Còn ngôi tháp thì rơi xuống núi Thiết Vi’”.
Thái thú Chử Phủ Quân nghe những người đi biển nói trên đảo cổ đống ô thạch hình đạo nhân có mặc y phục, bèn ra lệnh đào lấy đem về cho ông xem thì thấy hoa văn trên đá có hình dáng giông như ca-sa.
Vào niên hiệu Phổ Thông thứ ba (522), Lương Vũ đế cho sửa sang lại những tháp cũ và xây dựng một ngôi chùa bằng gỗ. Khi chính điện, giảng đường, phòng ốc cất xong, vua đặt tên chùa là A-Dục Vương. Quanh chùa đều là núi xanh và rừng trúc biếc, có xen lẫn hoa cỏ xanh tươi, chim thú bay nhảy vui đùa. Đây quả thật là một cảnh đẹp cho những ai thích an nhàn, nơi đây còn tấm bia ca ngợi cảnh trí và đế cũng có trứ tác bài Lang cố dận tổ.
Trên ngọn núi cách phía đông nam chùa ba dặm có dấu chân phải của Phật, trên đỉnh núi cách phía đông bắc chùa ba dặm có dấu chân trái của Phật. Hai dấu chân ấy in trên đá, nhưng không ai biết dấu nào có trước. Cách phía bắc chùa hai dặm có giếng thánh. Thật ra đó chĩ là một cái hồ sâu. Trong hồ có cá Man li. Người đời thường gọi là cá Bồ-tát, nên nhiều người đến giếng lễ bái, cá nghe tiếng người thì nổi lên.
Đến cuối đời Tùy, có bọn giặc đến giả lễ bái, cá hiện lên, bọn giặc vung đao chém đứt đuôi cá. Từ đó, cá lặn mất dù có gọi cũng không nổi lên. Bấy giờ có người chí tâm cầu thỉnh cá nổi lên để lễ bái, nhưng nó chỉ phun nước mà thôi.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 36 – TREO TRÀNG PHAN, HƯƠNG HOA, TÁN TỤNG

QUYỂN 36 Quyển này gồm hai chương: Treo tràng phan, Hoa hương, Tán tụng. 32. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *