Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 34 – CHƯƠNG NHIẾP NIỆM, PHÁT NGUYỆN

PUCL QUYỂN 34 – CHƯƠNG NHIẾP NIỆM, PHÁT NGUYỆN

– Vào thời quá khứ có một con rùa sống trong đám cỏ bên bờ sông. Lúc ấy một con dã can đói đi tìm thức ăn, từ xa trông thấy rùa liền chạy đến vồ bắt. Rùa thấy dã can đến liền thu đầu, đuôi và bốn chân vào mai. Dã can rình chờ rùa thò đầu, chân ra là bắt ăn. Nhưng đợi mãi mà vẫn không được, dã can đói quá, tức giận bỏ đi.
Này các tì-kheo! Ngày nay các ông cũng phải như vậy. Ma Ba-tuần luôn rình tìm sơ hở của các ông. Chúng đợi mắt các ông đắm sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lười nếm vị, thân xúc chạm, ý duyên pháp khiến đắm nhiễm sáu trần. Cho nên các ông phải luôn luôn giữ gìn luật nghi của mắt. Khi đã giữ vững luật nghi của mắt rồi, dù mắt nhìn sác hay duyên cảnh đi nữa thì ác ma Ba-tuần cũng không có cơ hội. Tai mũi, lười, thân, ý cũng như vậy. Dù sáu căn kia hoặc mở, hoặc duyên cảnh đi nữa thì chúng cũng không có cơ hội. Giống như con rùa, dã can không thể tìm được cơ hội nào.
Đức Thế Tôn nói kệ:
Rùa vì sợ dã can
Giấu sáu chi vào mai
Tì-kheo khéo nhiếp tâm
Giấu kín các giác tưởng
Không duyên, không sợ hãi
An tâm, chớ nói năng.
Thế Tôn lại bảo các tì-khẹo:
– Thí như người bắt được sáu con vật trong căn nhà trống. Đầu tiên bắt được chó, liền cột một chỗ; kế đến bắt được chim, rồi bắt được rán độc, dã can, thất” thâu-ma-la và khỉ. Tất cả đều cột lại một chỗ. Trong sáu con vật này, chó muốn vào làng, chim luôn muốn bay lên không, rắn luôn muốn vào hang, dã can muốn đến gò mả, thất-thâu-ma-la muốn vào biển, khỉ muốn vào rừng núi.
Sáu con vật này đều bị cột chung một chỗ, nhưng mỗi con đều muốn trở về nơi an ổn riêng của mình. Chẳng con nào thích ở chỗ bị trói khác. Do đó chúng gắng sức vùng vẫy muốn trở về nơi ấy mà không thể nào thoát được.
Cũng vậy, sáu căn có cảnh giới riêng của chúng, mỗi mỗi tự tìm đến cảnh giới ưa thích của mình mà không ưa cảnh giới khác. Như mắt thường tìm đến sắc đẹp, nếu sắc không đẹp thì sẽ chán. Tai thường tìm âm thanh hay, nếu âm thanh không hay thì sẽ chán. Mũi thường tìm mùi thơm, nếu mùi hôi thì sẽ chán. Lưỡi thường tìm vị ngon, nếu vị không ngon thì sẽ chán. Thân thường tìm chạm vật vừa ý, nếu xúc chạm vật không vừa ý thì sẽ chán. Ý thường tìm đến pháp vừa ý, nếu là pháp không vừa ý thì sẽ chán. Sáu căn này có nhiều hành xứ, nhưng căn này không tìm đến cảnh giới của căn khác. Sáu căn này, chúng có năng lực tự do nhận biết cảnh giới của mình. Như người kia, cột sáu con vật vào cây trụ bền chắc. Cho nên, các tỳ-kheo phải siêng năng tu tập nhiều về thân niệm xứ.
Bấy giờ, Thế Tôn lại bảo các tỳ-kheo:
– Thí như có bốn con rắn hổ hung dữ, nọc độc rất mạnh, nhốt trong một cái tráp. Bấy giờ một người thông minh trí tuệ, chán khổ cầu vui, nhàm sự chết cầu sự sống. Lại có một người khác nói với ngưởí thông minh: ‘Nay anh hãy giữ cái tráp đựng rắn độc này, siêng năng lau chùi, tắm rửa cho chúng, gần gũi, cho chúng ăn uống, ra vào đúng giờ. Nêu để bốn con rắn này chạy thoát, chúng sẽ gây họa, hoặc chúng cắn chết ông, hoặc cắn chết những người xung quanh. Ông hãy đề phòng!’.
Vì sợ bốn con rắn độc, năm kẻ oán thù cầm dao rượt đuổi, nên người này kinh hãi bỏ chạy. Người kia lại nói:
– Này bạn, bên trong còn có sáu tên giặc đang đuổi theo, rình rập anh. Nếu có cơ hội, chúng sẽ giết. Anh nên đề phòng!
Người kia sợ bốn con rắn độc, năm kẻ oán thù cầm dao và sáu tên giặc bên trong rượt đuổi, nên chạy trở vào trong xóm vắng. Tại đây anh ta thấy một căn nhà trống, mục nát nguy hiểm kia với những đồ vật xấu xí, dễ đổ vỡ, không có gì chắc thật. Người kia lại nói:
– Này bạn, thôn xóm váng vẻ này sẽ có bọn giặc đến. Chúng sẽ hại anh!
Khi ấy, người này vì sợ bốn con rắn độc, năm tên giặc cầm dao, sáu tên giặc dữ bên trong và một đám giặc trong xóm vắng, nên anh tiếp tục chạy. Chợt gặp mội con sông lớn chắn ngang, nước sâu lại chảy xiết. Anh ta thấy bờ bên này có nhiều cảnh đáng sợ, còn bờ bên kia an ổn, khoái lạc, mát mẻ, không có cảnh đáng sợ. Nhưng không có cầu, thuyền để qua được bờ kia. Anh ta nghĩ: ‘Ta hãy lấy cây và cỏ kết thành một chiếc bè, dùng tay chân làm chèo vượt qua bên kia sông’. Thế là .anh ta gom cây cỏ cạnh bờ sông kết lại thành chiếc bè, dùng tay chân làm chèo cắt dòng sang sông. Người này thoát khỏi bốn con rắn độc, năm kẻ oán thù cầm dao, sáu tên giặc ác bên trong và bọn giặc nơi xóm vắng. Vượt qua sông sâu, bỏ lại mọi sự sợ hãi ở bờ này, đến được bờ kia, an ổn, khoái lạc.
Này các tỳ-kheo, Ta kể câu chuyện trên là dụ cho các nghĩa:
Cái tráp là dụ cho sắc thân gồm bốn đại thô. Thân bốn đại này, do tinh cha huyết mẹ tạo thành, được nuôi lớn bằng các thức ăn tạp uế, được tắm rửa, đắp y phục. Đó là những pháp mong manh, biến hoại, vô thường.
– Bốn rắn độc là dụ cho bốn đại: Đất, nước, gió, lửa. Nếu địa đại lớn mạnh uy hiếp các đại kia, có thể làm cho thân này chết, hoặc là gần chết. Nước, lửa, gió cũng như vậy. Năm kẻ oán thù cầm dao là dụ cho năm thụ uẩn. Sáu tên giặc ác bên trong là dụ cho sáu ái hỷ. Bọn giặc ở xóm vắng là dụ cho sáu nội nhập. Này thiện nam! Hãy quán sát nhãn nhập xứ là pháp vô thường, biến hoại, hư ngụy. Nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý nhập xứ cũng như vậy.
Bọn giặc nơi xóm vắng là dụ cho sáu nhập xứ bên ngoài. Mắt bị sắc đẹp, xấu làm hại; tai đối tiếng mũi đối mùi, lưỡi đối vị, thân đối xúc, ý đối pháp cũng như vậy.
Dòng nước xiết dụ cho bốn lưu: dục lưu, hữu lưu, kiến lưu và vô minh lưu.
Con sông dụ cho ba ái: dục ái, sắc ái và vô sắc ái.
Bờ bên này nhiều sợ hãi dụ cho hữu thân, bờ bên kia mát mẻ, an lạc dụ cho Vô dư niết-bàn, chiếc bè dụ cho Bát chính đạo, dùng tay chân làm chèo cắt dòng sang sông dụ cho tinh tiến dũng mãnh, trụ xứ của bà-la-môn dụ cho Như Lai, ứng Cúng, Đẳng Chính Giác”. Kinh Mộc hoạn tử ghi: “Bấy giờ, trong nước có nạn, vua Ba-lưu-li đến hỏi Phật:
– Nước trẫm nhỏ bé, giặc dã liên miên, giá ngũ cốc tăng, bệnh dịch hoành hành, nhân dân khốn khổ, lòng trẫm không an, còn pháp tạng thì sâu xa, khó có thể tu hành. Xin Phật thương xót chỉ dạy cho trẫm giáo pháp cốt yếu.
Phật bảo vua:
– Nếu người nào muốn diệt trừ phiền não chướng nên lấy hạt mộc hoạn xâu thành chuỗi một trăm lẻ tám hạt, thường mang bên mình, nhất tâm bất loạn, niệm nam-mô Phật-đà, nam-mô đạt-mạ, nam-mô tăng-già; cứ mỗi lần niệm như vậy lần qua một hạt. Cứ như thế, lần lượt vừa niệm vừa lần chuỗi, hoặc niệm mười biến, hai mươi biến, trăm biến, nghìn biến, cho đến trăm nghìn vạn biến. Nếu người nào có thể niệm đủ hai mươi vạn biến, thân tâm không loạn, lìa sự gièm pha; sau khi thân hoại mạng chung được sinh lên tầng trời Diệm-ma, y phục và thức ăn tự nhiên hiện đến, thân tâm luôn an ổn, vui vẻ. Nếu người nào có thể niệm đủ một trăm vạn biến thi sẽ đoạn trừ được một trăm lẻ tám phiền não và chứng quả Vô thượng bồ-dề.
Vua nghe Đức Phật dạy như vậy, vô cùng vui mừng và xin nguyện thụ trì.
Phật nói với vua:
– Có tì-kheo Sa-thăng niệm danh hiệu Tam bảo suốt mười năm, chứng quả Tư-đà-hàm, rồi dần dần tu tập, nay đang là bích-chi-phật ở thế giới Phổ Hương.
Vua nghe Đức Phật nói như thế, càng siêng năng tu tập hơn”.
Kinh Hiền ngụ ghi: “Cư sĩ Cúc-đề ở nước Ba-la-nại có con trai tên là Ưu-bà-cúc-đề. Khi trưởng thành, vì Ưu-bà-cúc-đề quá nghèo, không có gia sản, nên người cha cho ít của cải ra chợ buôn bán. Bấy giờ, có a-la-hán Đa-thế-bệ đến thuyết pháp giáo hóa, dạy buộc niệm, dùng các viên đá đen trắng để tính biết, hễ nghĩ một niệm lành thì hạ xuống một hòn đá trắng, một niệm ác thì hạ xuống một hòn đá đen.
Ưu-bà-cúc-đề vâng theo lời dạy. Hễ ngay lúc niệm thiện, ác khởi lên, liền đặt xuống một hòn đá trắng hoặc hòn đá đen. Ban đầu đen nhiều hơn, trắng rất ít, dần dần đen trắng ngang nhau, ưu-bà-cúc-đề lại nỗ lực tu tập buộc niệm chẳng gián đoạn. ít lâu sau không còn hòn đá đen nào cả, mà chỉ toàn đá trắng, tức thuần là niệm thiện, liền chứng được Sơ quả”.
Kinh Thỉ dụ ghi: “Thuở xưa, có một người không tin kính Phật, nhưng vợ ông thì ngược lại. Một hôm, người vợ, nói với chồng: ‘Mạng người vô thường, phải tu phúc tích đức’. Nhưng người chồng đã không có lòng kính tin, lại lười biếng, người vợ sợ chồng sau này đọa vào địa ngục, nên lại nói:
– Thiếp muốn treo một cái linh trên cửa, để khi chàng ra vào đụng linh, nghe tiếng thì niệm nam-mô Phật.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 37 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP

QUYỂN 37 Quyển này có một chương Kính tháp. 35. CHƯƠNG KÍNH THÁP 35.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *