Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 32 – CHƯƠNG BIẾN HÓA VÀ NGỦ MỘNG

PUCL QUYỂN 32 – CHƯƠNG BIẾN HÓA VÀ NGỦ MỘNG

tuổi, tắm trong hồ cũng biến thành ba ba, hình trạng giống như người mẹ họ Hoàng. Bốn anh em Tuyên Khiên đóng cửa lại, thav nhau canh giữ; rồi họ đào một cái hố lớn giữa nhà, đổ nước vào vá thả ba ba trong đó cho bơi lội. Cứ một hai ngáy nó trồi đầu lên, rình chờ cửa mở, khi cửa mớ hé, nó liền bỏ đi và lặn xuống vực sâu, không trở lại.
25.4.6. Người biến thành thú: Cha của vua Vũ, nhà Hạ tên Cổn biển thành con gấu váng. Con của Hán Tổ là Triệu vương Như Ý biến thành chó xanh.
25.4.7. Nữ biến thành nam: Tương vương năm thứ ba (648), đời Ngụy, có một người con gái tự thú nhận mình đã biến thành nam giới và cưới vợ sinh con.
Kinh phòng dị truyện ghi: “Nữ biến thành nam, là âm thịnh; kẻ thấp hèn làm vua, nam biến thành nữ, là âm thắng dương, là họa diệt vong”.
Khoảng niên hiệu Nguyên Khang (291-297), đời Tấn, ở An Phong có người nữ tên là Chu Thế Ninh, năm lên tám tuổi, dần dần biến thành nam. Đến năm mười bảy, mười tám tuồi tính nữ mới thành. Nhưng thân thể người nữ biến chuyển không hết và thân thể người nam hình thành không trọn. Nên tuy cưới vợ mà không có con.
25.4.8. Nam biến thành nữ: Khoảng niên hiệu Kiến Bình (6. BC) nhà Hán, ở Dự Chương có người nam biến thành nữ và lấy chồng sinh được một người con.
Trần Phượng ở Trường An nói: “Dương biến thành âm là điềm sắp tuyệt tự. Sinh được một người con, là điềm còn một đời nữa là tuyệt dòng giống”. Vì thế, khi Ai đé thăng hà, Bình đế cũng qua đời và Vương Mãng cướp ngôi.
Khoảng niên hiệu Kiến An thứ bảy (202), ở Việt Tây có một người nam biến thành nữ. Chu Quần nói: “Vào thời Ai đế cũng có sự hoán chuyển giống như thế, là điềm sắp thay đổi triều đại”. Thật vậy, đến niên hiệu Kiến An thứ hai mươi lăm (220), Hiến đế bị giáng làm Sơn Dương công.
25.4.9. Một người có hai bộ phận sinh dục: Vào đời vua Tuệ Hoài nhà Tấn, ở kinh đô Lạc Dương có người một thân mà hai bộ phận sinh dục của nam và nữ. Cả hai đều có khả năng hành dâm và rất dâm loạn, là điềm thiên hạ có chiến tranh. Khí nam nữ hỗn loạn, tạo thành thân hình kì dị.
Đang thời kì hưng thịnh mà có người nữ ở Dương châu, xuất hiện âm đạo ở bụng, người ấy cũng rất dâm loạn.
Kinh phòng dị truyện ghi: “Người sinh con có âm đạo ở đầu thì thiên hạ đại loạn; nếu âm đạo xuất hiện ở bụng thì thiên hạ có biến; âm đạo xuất hiện ở lưng thì thiên hạ không có người kế thừa”.
25.4.10. Nhà Hán, người mọc sừng: Tháng chín, đời Cảnh đế năm thứ nhất (157BC), có người họ Giao ở Đông Hạ, nước Mật Tu, năm hơn bảy mươi tuổi thì mọc một cái sừng, trên sừng có lông.
Kinh phòng dị truyện ghi: “Trị nước có lỗi lầm nên người mọc sừng”. Ngũ hành chí ghi: “Người không thể mọc sừng, giống như các nước chư hầu không nên khởi binh đánh vào kinh đô”. Nhưng sau đó, có nạn bảy nước khởi tranh.
25.4.11. Gà mái hóa thành gà trống: Niên hiệu Hoàng Long thứ nhất (49BC), thời Tuyên đế nhà Hán, ở trong chuồng ngựa tại điện Vị Ương có một con gà mái hóa thành gà trống, lông của nó cũng đổi màu, nhưng không biết gáy, không có đàn và không có cựa.
Vào khoảng niên hiệu Sơ Nguyên (48-43BC), đời Nguyên đế, trong phủ thừa tướng có con gà mái hóa thành gà trống có mồng và cựa, khi gáy thì cả đàn đều tụ tập.
Đến niên hiệu Vĩnh Quang (43-3 8BC), có người tặng cho một con gà trống mọc sừng. Bộ Ngũ hành chỉ ghi: “Đó là điềm ứng vào họ Vương”.
25.4.12. Còng và cua biến thành chuột: Niên hiệu Thái Khang thứ tư (283), đời Tấn, tại quận cối Kê, còng và cua đều hóa thành chuột, đầy đồng nội, ăn phá hết lúa. Lúc chúng mới chuyển thành chỉ có lông và thịt, không có xương, không thể bò qua bờ ruộng, nhưng vài ngày sau thì chúng lớn mạnh.
Đến năm thứ sáu (285), ở Nam Dương bắt được một con hổ chỉ có hai chân. Hổ thuộc âm tinh mà ở nơi dương. Kim thuộc thú, Nam Dương thuộc hỏa. Kim tinh mà nhập hỏa thì hình trạng biến đổi, đây là điềm yêu quái nhiễu loạn vương thất.
25.4.13. Cá trê biến hình: Khổng Tử gặp nạn tại nước Trần, thầy trò đang ngồi đàn ca trong hội quán, đêm xuống có một người cao hơn chín thước, mặc áo đen, đội mũ cao, giọng nói rất lớn làm chấn động mọi người. Tử Cống liền đến hỏi: “Ông là ai?”
Ông ta liền kéo Tử cống đi. Tử Lộ đến, dẫn ra sân đánh nhau một trận mà chưa phân thắng bạỉ. Không Tử ra xem thấy chiến xa liên tục mở ra như đánh chưởng. Khổng Tử nói: “Sao ông không nắm chiến xa mà đưa lên?”. Tử Lộ liền làm theo, rồi liền hạ tay đẩy xuống đất, chính là một con cá trê lớn, dài hơn chín thước. Khổng Tử than:
– Con vật này vì sao đến đây? Ta nghe con vật già thì các loài tinh linh dựa vào, do suy yếu mà đến, chứ đâu phải vì ta gặp nạn hết lương thực và người đi theo bị bệnh mà đến? Lục súc và rùa, rắn, cá, ba ba, cỏ cây lâu năm, các thần nương vào đó làm yêu quái, cho nên gọi là ngũ dậu. Ngũ dậu là các phương vị của ngũ hành đều có vật đó. Dậu nghĩa là già, cho nên vật lâu năm thì thành yêu quái, giết rồi thì thôi, có gì mà lo sợ? Hoặc là vì trời chưa làm mất văn này, cho nên mới buộc mệnh ta? Nếu không phải như vậy, vì sao lại đưa đến việc này?”.
Rồi Khổng Tử tiếp tục đàn ca không dừng. Khi ấy, Tử Lộ nấu cá, vị rất ngon, người bệnh liền khỏe. Sáng hôm sau, thầy trò Khổng Tử đi nơi khác.
25.4.14. Đời Tấn, người biến thành hổ: Vào khoảng niên hiệu Nghĩa Hi (405-419), đời Tấn, một nhân viên của quận tên là Dị Bạt ở quận Dự Chương đến phiên, nhưng lại về nhà ẩn trốn. Quận sai người đi tìm, gặp Bạt vẫn nói bình thường, như không có việc gì xảy ra. Người sứ thúc dục ông chuẩn bị hành lí nhanh chóng lên đường. Bạt nói: “ông xem mặt tôi sẽ thấy!”. Người ấy thấy Bạt hai mát căng rộng, thân có đốm màu vàng, lại dựng đứng một chân, rồi vọt ra cửa đi mất. Người nhà vào núi tìm, vừa đến chân núi thì thấy Bạt hóa thành con hổ lớn ba chân, còn cái chân dựng đứng biến thành đuôi.
25.4.15. Đời Tấn, Bành Nga: vào niên hiệu Vĩnh Gia (145), thiên hạ loạn lạc, các quận huyện đều không có người đứng đầu, mạnh yếu đánh nhau. Bấy giờ, ở huyện Nghi Dương có một người nữ tên Bành Nga, cha mẹ và anh em của cô hơn mười người đều bị giặc Trường Sa giết hết.
Lúc ấy, Nga cầm bình ra suối lấy nước, nghe có giặc đến liền chạy về, thấy giặc đã phá bờ thành, không nén được nổi đau trong lòng, cô lao vào thí mạng với giặc và bị giặc bắt trói đem ra bờ suối định giết. Bên suối có một ngọn núi lớn vách cao mấy chục trượng, Nga ngửa mặt và nói: “Trời không hiển linh sao? Tôi có tội gì mà phải chịu như vậy?”. Nói xong, cô chạy nhanh về hướng núi, núi liền mở ra một con đường rộng vài trượng rất bằng phẳng. Nga liền chạy vào con đường ấy,

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 37 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP

QUYỂN 37 Quyển này có một chương Kính tháp. 35. CHƯƠNG KÍNH THÁP 35.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *