Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 31 – CHƯƠNG ẨN TÍCH, YÊU QUÁI

PUCL QUYỂN 31 – CHƯƠNG ẨN TÍCH, YÊU QUÁI

Bấy giờ, cả nhà ông Trần Chính Lỗ phụng sự sư rất trọng hậu. Có lần, sư cho họ thấy thân thật của mình, có hào quang như tượng Bồ-tát. Sư nổi tiếng hiển thị những điềm kì dị đã hơn bốn mươi năm. Được mọi người phụng sự cúng dường rất nhiều.
Mùa đông niên hiệu Thiên Giám thứ 13 (514), tại hậu đường ở Đài thành, sư bảo với mọi người:
– Bồ-tát sắp đi rồi!
Chưa đến mười ngày sau, sư không bệnh mà an nhiên thị tịch. Thi hài tỏa hương, diện mạo tươi tỉnh. Lúc sắp viên tịch, sư đốt một cây đuốc trao cho xá nhân Ngô Khánh. Ngô Khánh liền trình lên vua. Vũ đế than: “Đại sư không còn ở đây nữa rồi, trao cây đuốc này hàm ý là sư đem hậu sự phó chúc cho ta ư!”.
Nhân đó, vua cử hành tang lễ rất long trọng, thi thể sư được an táng trên gò Độc Long, Chung sơn. Bên mộ sư, vua cho dựng chùa Khai Thiện, đồng thời sắc lệnh cho Lục Thùy khắc một bài minh trên mộ và Vương Duẩn khắc văn trên cổng chùa.
Khắp nơi truyền tả di tượng của sư để tôn thờ.
Lúc mới xuất hiện, sư đã hơn năm, sáu mươi tuổi, đến khi tịch vẫn không thấy già, nên không ai biết chắc sư bao nhiêu tuổi.
Bấy giờ, có Từ Tiệp Đạo sống tại Đài Bắc, Cửu Nhật thuộc kinh đô nói:
– Sư Bảo Chí cỏ người cậu nhỏ hơn sư bốn tuổi, nên tính lúc sư Bào Chí thị tịch là chín mươi bảy tuổi.
233.12. Đời Ngô, cư sĩ Từ Quang: Từ Quang thường làm huyền thuật. Có lần ông trồng lúa, táo, quýt và dẻ trong chợ, rồi lập tức hái ăn, cùng lúc ấy những người buôn bán những loại này trong chợ đều bị hao tổn. Ông dự đoán trời mưa, nắng rất hiệu nghiệm.
Ông thường vén áo, đi qua lại khạc nhổ trước cửa nhà của tướng quân Tôn Lâm. Có người hỏi nguyên nhân. Ông đáp:
– Máu chảy làm ngập đường, hôi tanh không chịu nổi.
Tôn Lâm nghe ông nói vậy, liền nổi giận bắt ông và chém đầu, quả thật đầu không có máu.
Sau đó, Tôn Lâm phế Ấu đế lập Cảnh đế. Khi làm lễ lập Đế ở Tưởng Lăng, bỗng có một cơn gió lốc lớn từ trên không trung đổ ập xuống xe Tôn Lâm. Xe bị nghiêng đổ, Tôn Lâm ngoái lại nhìn thì thấy Từ Quang ở trên cây tùng, vỗ tay cười nhạo. Tôn Lâm hỏi mọi người chung quanh nhưng không ai thấy. Từ đó, ông rất ghét Từ Quang. Không lâu sau, Cảnh đế trong một ngày giết Tôn Lâm cùng ba anh em của ông.
23.3.13. Tạp truyện
23.3.13.1. Đời Chu, Lão Tử: Ông sống vào đời Chu, họ Lý, tên Đam, tự Bá Dương, là bậc hiền triết ở làng Khúc Nhân, xã Lại, huyện Khổ, nước Sở. Mẹ ông cảm một ngôi sao báng mà mang thai. Tuy ông nhận linh khí cùa trời, nhưng vì sinh vào nhà họ Lý nên lấy họ Lý.
Có thuyết nói Lão Từ sinh ra trước trời đất. Có thuyết lại nói ông là hồn của trời, thuộc về tinh linh. Có thuyết lại nói mẹ ông mang thai bảy mươi năm mới sinh ra ông. Lúc sinh, mẹ ông phải mổ nách bên trái mới đưa ông ra được. Vì mới sinh ra đầu đã bạc trắng, nên đặt tên là Lão Tử. Có thuyết lại nói mẹ ông không có chồng, nên Lão Tử mang họ mẹ. Có thuyết lại nói mẹ ông vừa đến bên cây Lý thì sinh ông, vừa lọt lòng, ông chỉ cây Lý và nói: “Đây là họ của tôi!”. Có thuyết lại nói Lão Tử muốn đi về phía tây để xuất quan, quan giữ ải tên là Hỉ biết ông là người phi thường, nên theo ông hỏi đạo thuật. Lão Tử sợ hãi lè lưỡi rất dài giống như vành tai, do đó có tên Lão Đam. Những thuyết vừa nói trên đều không đúng.
Theo bộ Cừu biến và Tiên sinh thập nhị hóa kinh ghi: “Khi Lão Tử chưa ra khỏi ải thì đã có tên Đam rồi. Vả lại, Lão Tử nhiều lần thay đổi danh tự, chứ không phải chỉ có tên Đam”. Sở dĩ như thế là vì các kinh Cửu cung tam ngũ và kinh Nguyên thần ghi: “Con người sống trên đời đều gặp những vận ách. Khi vận đến, người ta lại đổi tên và tự khác để phù hợp vận khí mà vượt qua ách nạn, kéo dài tuổi thọ”. Đời nay những người có đạo đức cùng làm như thế. Hơn nữa, Lẵo Tủ sống vào thời nhà Chu, hơn hai trăm tuổi. Trong thời gian hơn hai trăm năm đó, vận ách không phải chi có một, vì thế tên tự của ông cũng rất nhiều.
23-3.13.2. Đời Ân. Bành Tổ: Ông sống vào đời An, hủy Khanh, là cháu bốn đời của vua Chuyên Húc. Đến cuối nhà Ân ông đả bảy trăm sáu mươi bảy tuổi mà vẫn khỏe mạnh. Lúc nhỏ ôngng thích sống an nhàn, không đoái hoài đến việc đời, cũng không mưu cầu công danh phú quí, không trang sức xa hoa mà chỉ lo việc dưỡng sinh, tu thân.
Vua nghe ông sống thọ, phong cho chức Đại phu, nhưng ông cáo bệnh, sống an nhàn không tham dự chính sự.
Ông rất giỏi thuật bổ đạo38 và chỉ uống nước quế, bột gạo, nhung nai, nên dung mạo luôn như trẻ nhỏ. Ông thường nín thở từ sáng sớm cho đến trưa mới gượng ngồi, chà mắt, xoa bóp thân thể, liếm môi, nuốt nước miếng, hít vào, thở ra mấy chục lần, rồi đứng dậy đi và cười nói.
Nếu thân thể mỏi mệt bất an, ông liền đạo dẫn, bế khí để trị bệnh, khiến cho thân tâm yên ổn; đầu, mặt, cửu khiếu, ngũ tạng, tứ chi cho đến lông tóc đều được bình thường, cũng biết được chân khí vận hành trong cơ thể, bắt đầu từ mũi miệng, chạy xuống mười ngón tay.
Vua thường đến vấn an sức khỏe ông và ban cho vô số vật quý giá. Bành Tổ thụ nhận, nhưng sau đó ban phát cho người nghèo, chẳng giữ lại món gì.
Bấy giờ, có một thể nữ cũng đắc đạo tiên chút ít, biết phương pháp dưỡng sinh, đã hai trăm lẻ bảy tuổi mà nhìn như con gái mười lăm, mười sáu. Vua rất sủng ái cô, nên cho ở cạnh cung, lại còn xây dựng lầu hoa, gác tía trang trí bằng vàng, ngọc và cấp cho xe ngựa đến hỏi đạo với Bành Tổ. Thể nữ học hết tất cả pháp cốt yếu của Bành Tổ rồi dạy lại cho vua. Vua thực hành thấy có hiệu nghiệm và định giết ông ta. Bành Tổ biết được nên bỏ đi, không ai biết ông đi đâu.
Hơn bảy mươi năm sau, đệ tử gặp ồng ở phía tây sa mạc.
Mặc dù vua không thường xuyên thực hành thuật của Bành Tổ, nhưng vẫn thọ được một trăm lẻ ba tuổi, khí lực cường tráng như người năm mươi tuổi. Sau đó, vua tham dâm với một người con gái đẹp nước Vân, nên mất đạo và tử vong. Thế gian truyền nhau rằng: “Sờ dĩ đạo thuật cùa Bành Tổ không được dạy cho người là vì vua cấm”. Lúc Bành Tổ rời khỏi nước Ân, ông đã bảy trăm tuổi, nhưng vẫn chưa chết.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 37 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP

QUYỂN 37 Quyển này có một chương Kính tháp. 35. CHƯƠNG KÍNH THÁP 35.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *