Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 27 – CHƯƠNG CHÍ THÀNH

PUCL QUYỂN 27 – CHƯƠNG CHÍ THÀNH

Nghe vậy, vị tì-kheo già vui mừng, vâng lời các tì-kheo trẻ, ngồi vào một góc nhà. Các tì-kheo trẻ liền dùng quả cầu da đánh vào đầu vị tì-kheo già và nói:
– Đây là quả Tu-đà-hoàn!
Nghe xong, tì-kheo già buộc niệm, giữ tâm không tán loạn, chứng được Sơ quả.
Các tì-kheo trẻ vẫn tiếp tục đùa:
– Tuy chúng tôi cho ông quả Tu-đà-hoàn, nhưng ông còn phải trải qua bảy lần sinh, bảy lần chết nữa. Nay ông hãy ngồi sang một góc khác, chúng tôi sẽ cho ông tiếp quả Tư-đà-hàm!
Lúc này, nhờ vừa mới chứng được Sơ quả, đạo tâm càng tăng tiến, vị tì-kheo già liền ngồi sang góc khác. Các tì-kheo trẻ lại dùng quả càu da đánh vào đầu vị ấy và nói:
– Cho ông quả thứ hai đây!
Vị tì-kheo già càng chú tâm buộc niệm hơn, liền chứng được quả Tư-đà-hàm. Các tì-kheo trẻ lại đùa tiếp:
– Nay ông đã được quả Tư-đà-hàm, nhưng vẫn còn phải chịu một lần sinh tử nữa. Ông hãy dời chỗ ngồi sang góc khác, chúng tôi sẽ cho ông quả A-na-hàm!
Vị tì-kheo già nghe theo lời ấy, liền chuyển chỗ ngồi. Các tì-kheo trẻ lại dùng quả cầu da đánh vào đầu tì-kheo già và nói:
– Nay chúng tôi cho ông quả thứ ba đây!
Nghe xong, tì-kheo già vui mừng, càng chú tâm gấp bội, liền chứng quả A-na-hàm.
Các tì-kheo trẻ vẫn tiếp tục đùa:
– Nay ông đã được quả Bất hoàn, nhưng do còn phải thụ thân hữu lậu ở cõi sắc và cõi Vô sắc, phải chịu sự biến đổi và hoại diệt của vô thường, mỗi niệm mỗi niệm đều là khổ đau. Do đó, ông hãy chuyển đến góc khác, chúng tôi sẽ tiếp tục cho ông quả A-la-hán! Vị tì-kheo già liền vâng lời, chuyển đến góc thứ tư. Các tì-kheo trẻ lại dùng quả cầu da, đánh vào đầu vị tì-kheo già và nói:
– Nay chúng tôi cho ông quả thứ tư!
Lúc này, vị tì-kheo già nhất tâm tư duy, liền chứng được quả A-la-hán.
Sau khi chứng được cả bốn quả thánh, vị tì-kheo già vô cùng vui mừng, liền sắm sửa các món ăn ngon, nhiều thứ hương hoa, rồi mời các tì-kheo trẻ đến để báo đáp ân đức và cùng họ luận bàn về công đức vô lậu của các đạo phẩm. Các tì-kheo trẻ há miệng mà chẳng thốt nên lời. Lúc này, vị tì-kheo già mới nói:
– Tôi đã chứng đắc quả A-la-hán rồi!
Nghe vậy, các tì-kheo trẻ đều hối hận, xin sám hối tội lỗi đùa giỡn của mình.
Vì thế, người tu hành phải nên nhớ nghĩ điều lành. Ngay cả đùa giỡn mà vẫn còn giúp người được quả báo chân thật, huống gì là chí tâm!
Người cầu học đạo, quan trọng ở lòng chí thành. Nhờ lòng chí thành cảm ứng với đạo, nên mới chứng đắc đạo quả”.
Kinh Tạp bảo tạng lại ghi: “Như thuở xưa, có một cô gái thông minh, hiểu biết rộng, có lòng kính tin Tam bảo kiên cố, thường theo thứ tự thỉnh tăng đến nhà để cúng dường.
Một hôm, đến lượt một vị tì-kheo lớn tuổi được thỉnh đến nhà cô gái ấy; vì tuổi già, nên các căn chậm chạp, lại thiếu hiểu biết. Sau khi dâng cúng thức ăn và tì-kheo thụ thực xong, cô gái thỉnh vị tì-kheo này thuyết pháp. Lúc ấy, cô ta ngồi một mình trước mặt vị tì-kheo, nhắm mắt yên lặng. Vị tì-kheo tự biết mình không có trí tuệ, chẳng biết thuyết pháp. Nhân lúc cô gái đang nhắm mắt, ông ta liền bỏ về chùa. Nhưng cô gái này vẫn chí tâm tư duy về pháp hữu vi là vô thường, khổ, không, chẳng tự tại10. Nhờ chú tâm quán sát kĩ, cô gái liền chứng đác quả Tu-đà-hoàn.
Sau khi chứng quả, cô gái đến chùa tìm vị tì-kheo già để báo ân. Nhưng vị tì-kheo ấy tự xét mình không có trí tuệ, nên ông ta lánh mặt. Càng hổ thẹn, vị tì-kheo càng ẩn kín hơn. Nhưng cô gái tha thiết cầu gặp, nên vị tì-kheo kia đành phải tiếp chuyện. Bây giờ, cô gái trình bày rõ nhờ ông ta mà cô chứng được đạo quả, nên mang lễ vật đến cúng dường để báo ân. Nghe vậy, vị tì-kheo già vô cùng hổ thẹn, tự nghiêm trách mình, nên cũng chứng đắc quả Tu-đà-hoàn.
Vì thể, người tu hành phải nên hết lòng cầu pháp. Nếu hết lòng, thì nhất định sẽ đạt được điều mình mong cầu!”.
19.8. CỨU NẠN
Kinh Tăng-già-la-sát ghi:
– Thuở xưa, bồ-tát hiện thân làm chim anh vũ thường sống trên cây. Bấy giờ gió thổi, cây cối cọ xát nhau phát ra lửa. Lửa dần dần bốc cháy mạnh, đốt cả vùng núi ấy.
Anh vũ suy nghĩ: “Loài chim bay ngang qua đây, chỉ đậu trên cây giây lát mà còn muốn báo ân, huống gì ta sống ở đây suốt ngày, suốt đêm mà không chịu dập tắt lửa sao?”. Nghĩ xong, anh vũ bay ra biển, dùng đôi cánh lấy nhúng nước đem về rưới lên ngọn lửa, hoặc dùng miệng để phun nước; nó cứ bay đến bay đi như thế mãi. Thấy anh vũ lao nhọc, thiện thần động lòng, liền giúp anh vũ dập tắt lửa.
Luận Đại trí độ ghi: “Ngày xưa, có con chim trĩ11 đang sống trong rừng. Một hôm, khu rừng bỗng nhiên phát hỏa, một mình chim trĩ lao nhọc, bay đến sông lấy nước dập lửa. Nó bôn ba đến đi hết sức vất vả, nhưng không thấy cực khổ. Thấy vậy, trời Đế Thích hỏi:
– Ngươi làm gì vậy?
– Vì thương chúng sinh, nên tôi ra sức cứu khu rừng này. Trước đây, rừng này mát mẻ, che chở chúng tôi lâu nay sống yên ổn, thoải mái. Tôi cùng họ hàng và nhiều loài khác đều nương náu ở đây. Nay tôi còn sức lực, vì sao không chữa cháy? Chim trĩ đáp.
– Ngươi siêng năng như vậy, đến bao giờ mới thôi?
– Đến chết mới thôi!
– Ai làm chứng cho ngươi?
Chim trĩ liền phát nguyện:
– Nếu tôi chí thành, niềm tin không hư dối, xin ngọn lửa này hãy tự tắt.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 37 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP

QUYỂN 37 Quyển này có một chương Kính tháp. 35. CHƯƠNG KÍNH THÁP 35.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *