Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 26 – CHƯƠNG TÚC MẠNG

PUCL QUYỂN 26 – CHƯƠNG TÚC MẠNG

Tăng Lược vốn là đệ tử của pháp sư Hoằng Giác, vì đi hái rau cho chúng tăng mà bị heo rừng làm hại. Nhưng Tăng Lược hoàn toàn không nhớ, nên đến gặp cha sư. Người cha kể lại đầu đuôi câu chuyện, mang vật chặn giấy và phất trần ra, vị tăng hiểu ra, liền bật khóc và bảo:
– Đây chính là vật của tiên sư Hoàng Giác. Tiên sư từng giảng kinh Pháp hoa cho Diêu Trường, lúc đó bần đạo làm đô giảng10 cho tiên sư, chính Diêu Trường đã tặng hai vật này, nay sao lại ở đây?
Tính lại ngày pháp sư Hoàng Giác viên tịch, chính là ngày mẹ sư nằm mộng thấy vị tăng đến gởi hai vật đó. Tăng Lược nhớ lại việc hái rau, lòng càng thương kính.
Sau đó, sư đi du hóa các nơi, đối với kinh sách, sư vừa xem qua liền ghi nhớ rõ. Khi lớn tuổi, sư vào núi Hổ Khâu ở quận Ngô giảng Lễ kí, Chu dịch, Xuân thu; mỗi sách giảng bảy lần; giảng Pháp hoa, Đại phẩm, Duy-ma, mỗi bộ kinh mười lăm lần. Sư lại rất giỏi văn chương, có soạn tập văn gồm mười sáu quyển, lưu hành ở thế gian.
Bản tính sư thích cảnh núi rừng, nên sau đó sư trở lại Ngô Hưng, vào núi Côn Luân ở cố Chương, sống an nhàn thanh đạm hơn hai mươi năm.
Đời Tống, niên hiệu Nguyên Gia cuối cùng (453), sư thị tịch, thọ hơn sáu mươi tuổi.
18.5.5. Đời Nguyên Ngụy, thiền sư Thừa ở Bắc Đại: Sư siêng năng thụ trì kinh Pháp hoa, không bao giờ phế bỏ. Khi mạng chung, thân trung ấm gá vào thai người phụ nữ họ Tiết ở Hà Đông, làm người con thứ năm trong gia đình này. Lúc mới chào đời, đứa bé đã biết nói, kể lại túc nghiệp và nguyện được giải thoát. Người cha làm thứ sử ở Tứ châu. Người con thứ năm theo cha đi trấn nhậm, khi đến chùa Thất Đế ở Trung sơn, gặp một vị tăng và nói: “Ông có nhớ đã từng theo ta qua sông đến Lang sơn chăng? Thừa thiền sư chính là ta đây! Nên mau dẹp bỏ án thờ trong phòng ta!”.
Nghe xong, đệ tử ôm chầm lấy sư khóc thảm thiết. Tất cả tăng, tục đều vô cùng kinh ngạc, cho đó là việc lạ. Cha mẹ luyến tiếc, sợ con xuất gia, liền nhốt vào phòng. Thời gian sau, đứa bé quên việc đời trước, nhưng thường có tâm chán lìa thế gian, thích ở nơi vắng lặng.
18.5.6. Đời Tùy, thứ sử Bác Lăng Thôi Ngạn Vũ ở Ngụy châu: Khoảng niên hiệu Khai Hoàng (581-601), ông làm thứ sử Ngụy châu. Một hôm đi tuần tra trong quận, đến một ấp nọ, ông bỗng thấy lạ, vừa mừng vừa sợ và nói với người tùy tùng:
– Khi xưa, ta từng làm vợ của một người sống tại ấp này, nay vẫn còn nhớ ngôi nhà đó.
Nói xong, ông cỡi ngựa vào một đường hẻm, đi loanh quanh một lúc thì vào một căn nhà. Ông bảo người tùy tùng gõ cửa. Chủ nhà là một ông cụ, bước ra chào và mời vào. Thôi Ngạn Vũ vừa vào nhà, liền lên gian chính và nhìn về bức tường phía đông, cách đất khoảng sáu bảy thước, thấy một chỗ nhô cao, liền nói với chủ nhà:
– Kinh Pháp hoa mà tôi đã tụng trước đây và năm chiếc trâm vàng cất trong hòm được giấu ở bức tường này, ngay chỗ nhô lên cao đó. Trang cuối cùng của quyển bảy trong cuốn kinh ấy bị lửa cháy, nên mỗi khi tụng đến trang cuối của quyển bảy, tôi thường hay quên, không thể nhớ được.
Ông liền sai tùy tùng đục tường, quả nhiên thấy cái hòm kinh và năm chiếc trâm vàng; lật đến trang cuối của quyển thứ bảy thì thật đúng như lời ông nói. Ông cụ bùi ngùi rơi lệ và nói:
Ngạn Vũ lại chỉ vào cây hòe trước sân và nói:
– Khi sắp sinh, tôi đã gỡ búi tóc để trong bộng cây này.
Ông sai người đến tìm, quả nhiên có một búi tóc. Thấy vậy, ông cụ vui buồn lẫn lộn. Ngạn Vũ để lại các đồ vật ấy và ban tặng trọng hậu cho ông cụ, rồi lên đường.
18.5.7. Đời Đường, Thích Đạo Xước: Sư họ Vệ, người Vấn Thủy, Tịnh châu, trụ tại chùa Huyền Trung. Sư sống thanh bần, giản dị, cao nhã, chất phác, có trí tuệ do trời phú. Nhờ đọc lời văn khắc trên đá ngài Đàm Loan để lại mà sư chuyên tâm tu tập Tịnh độ.
Vào ngày mùng tám tháng tư niên hiệu Trinh Quán thứ hai (628), biết mình sắp ra đi, sư thông báo nhóm họp tứ chúng. Nghe tin, mọi người đến chật cả chùa. Lúc bấy giờ, cảm được nhiều điểm linh dị như: ngài Đàm Loan ngự trên thuyền bảy báu, nói: “Việc tu Tịnh độ của ông đã thành tựu, nhưng dư báo chưa hết”; hóa Phật ngự trên hư không và hoa trời tuôn xuống cúng dường, mọi người dùng vạt áo hứng lấy, những bông hoa này trơn láng rất đẹp; hoa sen mọc trên đất khô cằn, trải qua bảy ngày mới tàn. Còn những điềm lành khác chẳng thể ghi hết.
Đến năm bảy mươi tuổi, răng mọc lại như lúc trẻ, không mảy sai khác. Năng lực quả báo mạnh mẽ, nếu
– Khi còn sống, vợ tôi thường tụng kinh này và cài những chiếc trâm vàng đó.
Ngạn Vũ lại chỉ vào cây hòe trước sân và nói:
– Khi sắp sinh, tôi đã gỡ búi tóc để trong bộng cây này.
Ông sai người đến tìm, quả nhiên có một búi tóc. Thấy vậy, ông cụ vui buồn lẫn lộn. Ngạn Vũ để lại các đồ vật ấy và ban tặng trọng hậu cho ông cụ, rồi lên đường.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 37 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP

QUYỂN 37 Quyển này có một chương Kính tháp. 35. CHƯƠNG KÍNH THÁP 35.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *