Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 24 – CHƯƠNG NGHE PHÁP VÀ GIẢNG PHÁP

PUCL QUYỂN 24 – CHƯƠNG NGHE PHÁP VÀ GIẢNG PHÁP

đình không cho phép thì người ấy phải ở nhà, yên lặng suy niệm và tụng trì kinh điển”.
Kinh Chinh pháp niệm ghi:
– Nếu ai cúng dường vị pháp sư thuyết pháp thì phải biết người ấy đã cúng dường Thế Tôn hiện tại. Do cúng dường mà những ước nguvện đều thành tựu, cho đến được quả Vô thượng bồ-đề. Tại sao? Vì nhờ nghe pháp nên tâm được điều phục; nhờ tâm được điều phục nên dứt trừ được vô tri tối tăm lưu chuyển trong sinh tử. Nếu không nghe pháp thì không có cách gìđiều phục được tâm.
Kinh Thắng tư duy ghi:
– Không dấy nghiệp tội, không tạo nghiệp phúc, không khởi nghiệp bất động, đó là cúng dường Phật.
Kinh Hoa thù ghi:
– Nêu dâng hương, hoa, y phục, thức ăn, thuốc thang, v.v… cúng dường chư Phật thì không gọi làchân chính cúng dường. Thường tu học theo pháp vi diệu mà Như Lai chứng được khi ngồi ở đạo tràng mới gọi là chân chính cúng dường. Vì thế Đức Phật nói bài kệ:
Nếu dùnghoa, hương thoa
Thức ân, thuốc, y phục
Dâng cúng các Đức Phật
Chẳng gọi chân cúng dường.
Nếu tu học diệu pháp
Mà Như Lai chứng được
Khi ngồi ở đạo tràng
Mới là chân cúng dường.
Luận Thập trụ Tì-bà-sa ghi:
– Đức Phật bảo A-nan: “Trời mưa hương và hoa không gọi là cung kính cúng dường Như Lai. Nếu tì-kheo, tì-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di nhất tâm không buông lung, gần gũi và tu tập Phật pháp, đó là chân chính cúng dường”.
Kinh Bảo vân ghi:
Không nên dâng tài thí cúng dường Phật. Tại sao? Vì pháp thân Như Lai không cần tài thí. Chỉ nên dùng pháp thí để cúng dường Phật, như thế mới đầy đủ Phật đạo, vì đó là cách cúng dường bậc nhất.
Kinh thiện cung kính ghi
– Đức Phật dạy: “Nấu có ti-kheo nhiều tuổi hạ mà không thông hiếu pháp cú thì phải nên nương học người khác, Tại sao? Vì bản thân còn không hiểu đạo pháp, huống gì muốn làm thầy người khác. Giả sử có vị ti-kheo trăm tuổi hạ, nhưng không hiểu được các việc sâu kín của sa-môn, không thông hiểu luật, giới, pháp, cũng nên bảo vị ấy nương học tì-kheo khác.
Nếu tì-kheo thụ pháp với một vị thầy, khi ở bên thầy phải có tâm tôn quí, kính trọng thầy. Khi muốn thụ pháp, lúc ở trước thầy, không được cười đùa, không được hở răng, không đứng tréo chân, không nhỉn xuống chân, không được động chân, không được rung chân. Thầy không hỏi thì không được tự ý nói. thầy sai bào gì thì không được từ chối. Không được nhìn chăm chăm vào thầy, phải cách xa thầy ba khuỷu tay. Thầy bào ngồi thì ngồi, không được trái lời. Phải khởi tâm từ đối với thầy. Nếu có nghi gì thì nên thưa hỏi; nếu thầy đồng ý thì mới xin thầy chỉ dạy. Hàng ngày phải ba thời thưa hỏi về các việc nên làm hay không nên làm. Nếu không như thế thì vị thầy nên trị tội đúng như pháp.
Nếu người học đến tham vấn mà không gặp thầy thì người học phải để lại hòn đất hoặc nhánh cây, hoặc cọng cỏ làm dấu. Khi thấy thầy trong thất, ngườihọc phải chí tâm đi nhiễu quanh thất ba vòng, rồi đỉnh lễ thầy, sau đó mới trở về. Nếu không gặp thầy, mình phải ngưng hết các việc, không được làm gì cả, chỉ trừ việc tiểu và đại tiện. Khi ở chỗ thầy, đệ tử không được nói năng thô tháo, dù thầy có quở mắng cùng không được phản ứng. Đệ tử phải trải sẵn chỗ ngồi, giường ngủ của thầy và thường dọn dẹp cho sạch bụi bân, kiến, muỗi, v.v…
Thời gian thầy ngồi, hoặc nằm nghỉ cho đến lúc đứng dậy, đệ tử phải đọc tụng kinh điển. Khi mặt trời mọc, đệ tử liền đến chỗ thầy, khéo léo báo cho thầy biết đã đến giờ và luôn ở bên cạnh thầy thưa hỏi: ‘Thầy có cần việc gì, xin để con phục vụ?’. Ngoài ra, khi ở trước mặt thầy, đệ tử không được khạc nhổ, xì mũi. Vì cung kính thầy, khi đi trong chùa, đệ tử không phủ ca-sa che hai vai, không được trùm đầu. Khi trời nóng bức, hàng ngày đệ tử phải ba thời quạt thầy, ba lần lấy nước cho thầy tắm rửa, cũng lại phải ba thời dâng nước mát cho thầy uống. Thầy có việc, đệ tử phải hết sức lo giúp đỡ”.
Đức Phật bảo A-nan:
• Đời vị lai có tì-kheo nào không cung kính thầy, nói lời của sư trưởng, người ấy không phải là bộc tu-đà-hoàn, cũng không phải là phàm phu, mà là ké ngu, cần phải trị phạt. Nếu thầy thực sự có lỗi, đệ lừ cũng không được nói, huống gì thầy không có lỗi. Nếu tì-kheo nào không cung kính thầy, Ta nói người ấy sẽđọa tiểu địa ngục Tiêu Phác. Chúng sinh ở đó có bốn đầu, toán thân như đống lửa lớn, cháy dữ dội không ngừng, càng lúc càng mạnh. Trong địa ngục ấy còn có loài trùng độc Câu Chủy thường ăn lưỡi người.
Khỉ thoát khỏi địa ngục, người ấy sẽ sinh vào loài súc sinh. Đó đều do đời trước mắng chửi thầy. Do tội lỗi về lưỡi, nên bấy giờ con vật ấy thường ăn phân, uống nước tiểu.
Sau khi bỏ thân súc sinh, người ấy được sinh làm người, nhưng thường ở biên địa có đầy dẫy ác pháp; lơi xấu xí, không đầy đủ các căn, thường bị khinh rẻ, phỉ báng, nhục mạ, xa lìa Phật Thế Tôn, không có trí tuệ. Sau khi chết, người ấy lại bị đọa lại địa ngục, chịu vô lượng vô biên thống khổ.
16.9. LỢI ÍCH
Kinh Chính pháp niệm ghi:
– Nếu thuyết pháp mà có mười điều kiện thì mang lại nhiều lợi ích:
1. Thời gian, nơi chốn thích hợp.
2. Dẫn giải, phân tích dễ hiểu.
3. Đúng chính pháp.
4. Chẳng vì lợi dưỡng.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 21 – CHƯƠNG PHÚC ĐIỀN

QUYỂN 21 Quyến này gồm ba chương: Phú đức, Qui tín, Nam nữ thế gian. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *