Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 23 – CHƯƠNG TÀM QUÝ

PUCL QUYỂN 23 – CHƯƠNG TÀM QUÝ

– Do nhân duyên gì bồ-tát giàu có, tài sản không bị mất, không bị trộm cướp? Do nhân duyên gì sinh vào gia đình cao quí?
– Do không tham tài sản người nên được giàu sướng; thích bố thí không bỏn xẻn, nên tài sản không bị mất; không ganh tị nên sinh vào gia đình cao quí.
– Do nhân duyên gì Đức Phật được thiên nhãn thấy thấu suốt, thiên nhĩ nghe tất cả và biết việc sinh tử của thế gian?
– Như Lai thành tâm đốt đèn cúng dường Phật nên được thiên nhãn thấu suốt; vui mừng tấu nhạc cúng dường Phật nên được thiên nhĩ nghe tất cả; tu tập thiền định nên biết tất cả việc sinh tử ở thế gian.
– Do nhân duyên gì Đức Phật dùng bốn thần túc bay đi tự tại, biết những việc trong vô số kiếp trước và được ba thân Phật rồi nhập Niết-bàn?
– Như Lai bố thí xe, ngựa, thuyền, v.v… cho người của Tam bảo và chúng sinh nên được bốn thần túc bay đi tự tại; luôn luôn nhớ đến tam-muội của chư Phật, khéo giáo hóa chúng sinh nên biết được những việc trong vô số kiếp trước; đắc A-duy-việt-trí nên đoạn dứt gốc sinh tử, chứng đắc quả Phật và nhập Niết-bàn”.
Có bài tụng:
Vũ trụ thật mênh mông
Chúng sinh thì mờ mịt
Đã khổ cho là vui
Lại chảng chịu tinh tiến
Cũng chẳng học lí này
Luống chạy theo vọng tưởng
Bên ngoài thuận thế gian
Trong lại trái tâm sáng.
Lòng từ cứu quần mê
Chí thành khai tỏ rạng
Linh thông buông lời diệu
Thầm giúp diệu âm thanh
Qui hướng bậc Chính Giác
Tỏ ngộ được phúc báo
Vỗ về thì hội tụ
Công cao vượt nhiều kiếp.
15,5. CẢM ỨNG
15.5.1- Đời Tấn, Trúc Trường Thư: Cư sĩ người Tây Vực, gia đình giàu có. Vào niên hiệu Nguyên Khang (291-299), gia đình ông dời về Lạc Dương. Ông tuyệt đồi kính trọng Phật pháp, rât thích tụng kinh Quán Thế Âm. Một hôm, nhà hàng xóm phát hỏa. Nhà ông lợp tranh, lại ở dưới gió. Ông nghĩ lửa đã đến gần nhà mình, chẳng kịp chuyển đồ đạc trong nhà ra được, liền bảo người nhà không được vác đồ ra, cũng không được chữa cháy, chỉ dốc lòng tụng kinh. Chốc lát, lửa cháy đến nhà bên cạnh, cách nhà ông một bờ rào; bỗng nhiên gió chuyển hướng, khiến ngọn lửa liền dừng lại. Mọi người cho là hiển linh.
Trong làng có bốn năm đứa trẻ coi thường hiểm nạn cùng cười và nói:
– Gió tình cờ đổi hướng, chứ có thần linh nào đâu! Nhìn trời trong xanh, khô ráo, buổi tối lại nóng sẽ đốt nhà ông ta, làm sao không cháy được!
Vào một tối nọ, trời rất nóng, gió lại mạnh, chúng thầm rủ nhau ném đuốc lên mái nhà ông. Ba lần ném, ba lần đều tắt. Chúng hoảng sợ chạy về nhà. Sáng hôm sau, chúng kéo nhau đến nhà ông lễ lạy tạ tội. Ông nói:
– Ta hoàn toàn không có thần linh, đó chính là uy thần đức hiệu bồ-tát Quan Thế Âm. Chúng cháu phải thành tâm phát khởi lòng tin qui hướng ngài.Từ đó, những người trong xóm đều kính trọng ông.
15.5.2- Đời Tống, Hình Hoài Minh: Cư sĩ người Hà Giang, làm Tham quân cho Đại tướng quân nhà Tống và đã theo thái thú Nam quận là Chu Tuần đến phương bắc chinh phạt. Thời gian sau, cả hai đều bị vây, nhưng tìm được con đường thoát, đêm đi ngày ẩn. Ba ngày sau vẫn còn sợ bị đuổi bắt, thái thú sai người đi trước dò xét tình hình; đợi mấy ngày sau cũng không thấy người này trở về. Vào một đêm, ở chỗ thái thú tạm trú trời sắp mưa, cả vùng tối đen như mực, nhưng sắp sáng, người đi dò xét bỗng trở về, kinh ngạc nói:
– Vừa rồi, từ xa tôi thấy nơi đây có ngọn lửa rất sáng, nên mới theo đến đây. Đâu ngờ khi đến thì trời lại tối đen.
Thái thú Tuần lấy làm lạ. Trước đây, Hoài Minh tôn kính pháp; sau khi tham gia chiến sự, thường đội kinh Quan ThếÂm trên đầu, đọc tụng không ngừng. Chiều tối hôm đó Minh cũng tụng thầm. Mọi người nghi là nhờ thần lực của kinh điển. Bấy giờ, tất cả cùng khấn cầu và được thoát nạn trở về kinh đô.
Vào niên hiệu Nguyên gia thứ 17 (440), có một sa-môn đến nói với ông:
– Bần đạo thấy trong hẻm này và nhà ông có mùi máu. Ông nên chuyển đến nơi khác.
Nói xong, sa-môn liền bỏ đi. Hoài Minh chạy theo gọi lại nhưng vừa ra khỏi cửa, sa-môn liền biếnmất. Ông thầm cho là sẽ xảy ra việc rất xấu. Hai tuần sau, người hàng xóm là Trương Cảnh Tú đánh trọng thương cha và giết người thiếp của cha mình. Ông cho đó là dấu hiệu của mùi máu, mong sao mình không bị gì. Năm đó, Lưu Bân, Lưu Kính Văn sống tại con hẻm ấy cùng bè đảng Lưu Trạm bị tru di.
15.5.3. Đời Tống, Vương Thúc Đạt: Ông tên là Vương Cầu, người Thái Nguyên, làm thái thú ở Phù Lăng. Niên hiệu Nguyên Gia thứ chín (432), quận phủ thất thủ nên ông bị bắt giam và bị đeo một cái gông nặng gồm những tấm kim loại được đóng đinh rất chắc. Trước đây ông rất tinh tiến tu tập. Vào tù, ông càng nỗ lực hơn. Trong ngục có đến hàng trăm tù nhân đều đói khát. Mỗi bữa cơm, ông đều ban thí phần mình cho mọi người. Ông ăn chay, chí thành niệm bồ-tát Quan Thế Âm. Vào tối nọ, ông mộng mình ngồi tòa cao và thấy một vị sa-môn trao cho một quyển kinh Quang minh an hạnh phẩm và chư bồ-tát danh. Ông mở ra đọc danh hiệu các bồ-tát, bồ-tát thứ nhất ông quên mất danh hiệu, bồ-tát thứ hai là Quan Thế Âm; bồ-tát thứ ba là Đại Thế Chí; lại thấy một bánh xe. Vị sa-môn ấy nói:
– Đây là bánh xe năm đường.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 21 – CHƯƠNG PHÚC ĐIỀN

QUYỂN 21 Quyến này gồm ba chương: Phú đức, Qui tín, Nam nữ thế gian. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *