Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 20 – CHƯƠNG KÍNH LỄ

PUCL QUYỂN 20 – CHƯƠNG KÍNH LỄ

Lại nữa, từ nam-mô, luận Thiện Kiến dịch là ‘qui mệnh giác’ cũng gọi là ‘lễ đại thọ’. Hòa-nam, trong bộ Thiêt yêu luật nghi dịch là ‘cung kính’, luận Thiện
Kiên dịch là ‘độ ngã’. Căn cứ vào đây mà nói thì nghĩa của từ ‘cung kính’, ‘độ ngã’ dùng chung cho cả phàm thánh, đâu phải hòa-nam chỉ thiên về kính lễ tôn sư? Đó cũng là từ mà biểu thị các bậc thánh nghĩ đến việc cứu độ chúng sinh. Kinh còn nói, khi đi đến chỗ Phật, nên niệm nam-mô Vô Sở Trước, Chí Chân, Đẳng Chính Giác. Đó gọi là khẩu nghiệp ca ngợi công đức của Như Lai.
9.6. TRẢI TÒA
* Lời bàn
Kính tìm kinh luật không có nơi nào nói về việc trải tọa cụ, chỉ nói về việc cởi giày và lễ lạy. Nay căn cứ vào việc sinh hoạt hằng ngày nên cần phải bàn về tọa cụ.
Luật Tứ phần ghi: “Tọa cụ là vật bảo vệ thân, bảo vệ y và mền chiếu của tăng, nên cho phép chứa”.
Đã là vật bảo vệ thân, vậy thì phải biết cách trải. Lại công dụng của tọa cụ vốn để lót lúc ngồi, vì thế trong lúc lễ bái không dùng đến. Khi Như Lai định ngồỉ thì tự tay trải tọa cụ. Căn cứ nào đây thì tì-kheo phải tự mình trải ngồi, không được để người khác trải chomình. Nay thấy chư tăng Tây Trúc đến lễ Phật thì vén quần, đầu gối chống đất, quì xuống, miệng đọc kệ tán thán, sau đó mới đỉnh lễ. Cách thức ấy được truyền lại đến nay.
Sự cung kính có thể y cứ vào đó. Thời nay, tăng ni đến trước Phật, đều sai thị giả trải tọa cụ, đó là tăng thêm tâm kiêu mạn, chưa phải là cung kính tột bực. Lại khi đã đến trước Phật còn đứng chờ thị giả trải chiếu rồi mới lễ lạy, như thế cũng không được. Lại ở trên sàng tòa mà lễ lạy, đó cũng là bất kính. Như thấy bậc tôn trưởng phải liền bái lạy, đâu được tìm chiếu trải? Như người thấy vua liền phải cung kính lễ bái, đâu được ngồi trên sàng tòa? Vua là phàm tôn mà còn không dám cao ngạo như thế, huống gì Pháp Vương là bậc đại thánh, thì càng không thể sánh? Tuy chỉ là việc kính lễ, nhưng cũng tỏ rõ tâm ngã mạn, biếng nhác. Thế nên kinh Tam thiên oai nghi ghi: “Không được ngồi trên tòa mà lễ Phật”.
9.7. PHÉP TẮC KÍNH LỄ
* Lòi bàn
Phần này có năm nghi thức:
9.7.1. Tháo giày: Đây là nghi thức tôn kính nhất. Như nghi lễ quần thần yết triều, lúc trăm quan ở sân điện thì chưa phải tháo giày, lúc lên điện thì giày dép, đao kiếm đều phải bỏ lại. Đây là phép tắc thời xưa, chứ chẳng phải lễ nghi mới có ngày nay. Khí hậu ở Thiên Trúc thường nóng ẩm, nên người ta thườngmang giày da. Nếu gặp bậc tôn kính thì tháo ra để lạy chào; còn các nước có khí hậu lạnh, tùy thời được mang. Nhưng lúc hành lễ, người xuất gia thường tháo giày để tỏ lòng tôn kính, còn hàng bạch y cho mang giày là biểu lộ lòng cung kính. Vào chùa không cần tháo giầy, nhưng nếu lên chính điện thì phải tháo.
9.7.2. Lộ vai phải: Luật ghi: “Để lộ vai phải, hoặc lộ một vai, hoặc lộ một cánh tay”. Lộ vai phải là biểu thị trong lúc học sẽ tiện cho việc chấp tác; như người đời mặc áo tay phải ngắn là để tiện làm việc.
Nay sa-môn để lộ một vai, nhưng bên trong có áo hậu, nên chẳng phải pháp lộ vai phải.
Luận Đại trang nghiêm ghi: “Ngoại đạo đen toàn thân, sa-môn chỉ đen vai phải, nên không giống nhau. Trong luật thì ba y đắp cả hai vai, như gặp trưởng lão liền trịch y bày vai. Thiết nghĩ đã dùng áo hậu che thân, còn gọi là bày vai, sao mà buồn cười thế? Nên biết để vai trần là phép kính bậc nhất. Song khi hành sự phải biết lúc nào cần để lộ vai. Như ở trước Phật và thầy tổ lễ lạy sám hối, để tỏ cung kính, đều phải hành theo pháp bày vai phải như trước đã nói. Nếu đến chừa khác hoặc đi trên đường thì phải dùng y che vai, không được lộ thân. Khí hậu ở Tây Trúc nóng ẩm, mọi người cùng thực hành pháp này không có gì lạ. Trung Quốc thời tiết lạnh, nếu hành pháp này thường bị người chê cười. Vì thế, luật Ngũ phần ghi: ‘Tuy tanói như thế, nhưng ở những nơi không thanh tịnh, chẳng giữ phép này cũng không có tội”.
9.7.3. Cung kính: Luật ghi: “Nên nhất tâm chắp tay cúng dường Đức Phật Thích-ca”. Hoặc cho rằng người cung tay bạch Phật, cũng là chỉnh đốn dung nghi thể hiện lòng cung kính. Nhưng khó giữ được tâm an định, vì vậy đặt ra chắp tay để dễ được nhất tâm.
Người lễ Phật ngày nay, phần nhiều các ngón tay chụm mà lòng tay không khép, hoặc lòng tay khép mà ngón tay lại mở. Đó là do tâm xem thường và ý tán loạn vậy. Thà các ngón tay mở mà lòng tay khép, chứ không được để ngón tay khép mà lòng tay hở. vốn muốn đến cầu phúc, trái lại chuốc tội khinh mạn. Đã biết phép chắp tay nhất tâm thì nên năm vóc sát đất mà lạy. Luận Địa trì ghi: “Khi lạy năm vóc phải sát đất”.
– Kinh A-hàm ghi: “Hai khuỷu tay, hai đầu gối và đâu gọi là ngũ luân, luân là tướng viên mãn, năm chỗ tròn đầy, có thể khiến cho trên dưới xoay chuyển mà phúc sinh, nhiều lần xoay chuyển gọi là luân. Tăng Tây Trúc lễ bái thường co chân, đầu gối chấm đất, sau đỏ khuỷu tay chạm đất, ngửa hai bàn tay như đỡ chân. Nếu bậc tôn đức đang ngồi kết già, không ngồi duỗi chân thì tùy việc mà hành lễ, hai tay không cần phải chạm chân”.
Thấy người ngày nay lễ, hai tay áp xuống đất, hai chân đỡ phía sau và đầu không chạm đất, đây là khinh mạn thất lễ. Đã biết lễ nghi năm vóc sát đất, thì nên biết cách quỳ gối phải của người Ấn Độ. Trong các kinh thấy nói nhiều đến Hồ quỳ, đây là nghi thức tôn kính ở Thiên Trúc, không có gì lạ. Đó là cách gối phải, trái thay đổi nhau quỳ, cũng là cách thức khi có việc phụng thỉnh chư Phật và sám hối.
9.7.4. Cách lễ: Thanh luận ghi: “Bàn-na-mị, Trung Quốc dịch là lễ”.
Luận Trí độ ghi: “Có ba cách lễ:
– Miệng xưng ‘kính lễ’ là lễ bậc hạ.
– Quỳ gối, nhưng đầu không sát đất là lễ bậc trung.
– Đầu sát đất là lễ bậc thượng.
Bậc hạ là xá lạy, bậc trung là quỳ lạy, bậc thượng là cúi đầu lạy sát đất.
Có ba trường hợp bồ-tát lễ Phật:
– Sám hối.
– Tùy hỷ hồi hướng.
– Thỉnh Phật.
Hỏi: Lễ chi là thân nghiệp mà cũng gồm cả ba nghiệp ư?

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 22 – CHƯƠNG NHẬP ĐẠO

QUYỂN 22 Quyển này có một chương Nhập đạo. 13. CHƯƠNG NHẬP ĐẠO 13.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *