Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 17 – CHƯƠNG KÍNH PHẬT – KÍNH PHÁP

PUCL QUYỂN 17 – CHƯƠNG KÍNH PHẬT – KÍNH PHÁP

QUYỂN 17
Quyển này gồm chương Kính Phật tiếp theo chương Kính pháp.
6. CHƯƠNG KÍNH PHẬT (tt)

6.7. PHỔ HIỀN LINH CẢM
6.7.1. Đời Tống, thái hậu Lộ Chiêu: Niên hiệu Đại Minh thứ tư (450), thái hậu Lộ Chiêu tạo tượng bồ-tát Phổ Hiền ngồi trên xe báu voi trắng, an trí ở thiền phòng Trung Hưng. Nhân đó, thái hậu lập hội thuyết pháp tại chùa. Vào ngày mồng tám tháng mười năm ấy, sau khi thụ trai xong, hai trăm vị tăng nhóm họp khai hội thuyết pháp. Vua rất lưu tâm, đích thân đến thăm nhiều lần. Chư tăng trang nghiêm, cấm vệ chỉnh tề. Ngay trong ngày ấy, khi chư tăng được thỉnh đà vào an tọa, lâu sau có một vị tăng nét mặt hoan hỉ, dung mạo phi phàm đến dự hội, ngồi theo thứ tự trong tăng khiến cả chúng hội đều chú ý. Trai chủ nói chuyện với vị tăng ấy một lát thì bất chợt không thấy đâu nữa. Chúng hội đều cho rằng vị ấy là thánh.
6.7.2. Đời Tống, sa-môn Thích Đạo ôn: Khoảng niên hiệu Đại Minh (457-464), pháp sư Đạo Ôn giữ chức Tự thống, trụ tại huyện Mạt Lăng, là người từng diện kiến Hoàng thái hậu. Sư thông minh linh mẫn, tâm thầm hợp với ý thánh, lắng tâm tư duy cảnh tịnh.dốc lòng tham cứu đạo mầu. Vì thế, danh tiếng của sư vang khắp Chấn-đán, việc linh hiển vọng đến trời Tây.
Sư đã nghĩ ra cách đúc tạc để lột tả đuợc nét đẹp của thánh tuợng. Sau đó, sư tạo tuợng Phổ Hiền dung nghi hoàn mĩ, lại dốc hết trân bảo có đuợc trang trí khiến tôn tuợng thật tuyệt diệu. Sau khi đã lập hội thuyết pháp, trai tăng, đến ngày mồng tám tháng ấy, sư mở hội bố thí có hạn gọi là Bạc tố định. Chư tăng được thỉnh thứ tự ngồi vào vị trí, tất cả đầy đủ không thiếu, không dư. Tụng kinh được một nửa, sắp đến giờ ngọ, bỗng thấy một vị tăng lạ ở trong trai đường, cử chỉ đoan nghiêm, khí mạo thanh tú. Đại chúng nhìn chăm chú, nhưng không ai biết.
Trai chủ đến hỏi:
– Thượng nhân tên gì?
– Tôi tên Tuệ Minh.
– Ngài ờ chùa nào?
– Đến từ Thiên An.
Trong lúc hỏi chuyện bất chợt không thấy vi ấy đâu nữa. Toàn thể trai đường đều kinh sợ, cả chúng cung kính cho là điềm lành hạ giáng, linh ứng hiển bày, tử sơn có thất hoa đài chẳng còn xa.
Từng nghe: Lòng thành cảm ứng, có thể khiến cảnh chuyển sao dời; chí tâm khẩn cầu thì đá mờ, suối tuôn. Huống gì đức của vua trùm khắp, công của đế phủ dày, lòng nhân soi thấu trời cao, ân trị sánh cùng đất rộng. Do đó, từ vua cho đến các quan quyết thể hiện triều đại anh minh, nên cảm ứng thánh tăng vào ngôi nhà hiền sĩ.
Đó là điềm nói rằng bệ hạ là bậc tuệ chiếu Trung Hoa, sáng như nhật nguyệt nên lấy Tuệ Minh làm tên người; thừa mệnh trời trị quốc, ân đức trải vô bờ nên lấy Thiên An làm tên chùa. Thế thì nền móng quôc gia bền vững, đạo pháp mới yên định, thiên hạ thái bình, mọi nhà an lạc. Kính ghi vài lời cho quan huyện, để nêu tỏ phúc trời ban.
6.7.3. Đời Tống, sa-môn Thích Đạo Kinh: Sư người Hiếu Tri, Phù Phong, vốn họ Mã, tuổi còn nhỏ mà đã nổi tiếng học giỏi. Tháng chín, niên hiệu Nguyên Gia thứ hai (425), sư vì người mà thiết trai hội Phổ Hiền, thỉnh khoảng bốn mươi đạo tục tham dự. Bảy ngày trôi qua, vào giờ Ngọ chợt có một người mặc quần nhiều nếp, cưỡi ngựa đi đến trước điện đường rồi xuống ngựa lễ Phật. Sư cho là người bình thường, nên không đặc biệt tiếp đãi. Khi người ấy lên ngựa ra roi thì chợt biến mất, lại thấy ánh sáng màu đỏ đầy trời, lát sau mới hết.
Ba năm sau, vào tháng mười hai, tại một nhà Phật tử, sư lại lập trai hội Phổ Hiền. Ngày sắp hoànmãn, có hai vị sa-môn y phục bình thường đến lễ Phật, vì thế mọi người cũng không gia tâm cung kính. Hỏi thăm về trú xứ thì họ đáp ở thôn trước. Bầy giờ, có cư sĩ Trương Đạo biết là bậc dị thường, nên thành tâm kính lễ. Vị sa-môn đi khoảng mấy mươi bước, bất chợt bay thẳng lên hư không, không biết ngài đi đâu.
6.7.4. Đời Tề, sa-môn Thích Phổ Minh: Sư họ Trương, người Lâm Vị, ở chùa Định Lâm Thượng, xuất gia từ thuở nhỏ, bản tính thuần khiết, ăn uống đạm bạc, y phục thô sơ, lấy việc tụng kinh sám hối làm hạnh chính tu hành. Sư thường tụng hai bộ kinh Pháp Hoa và Duy-ma. Khi tụng kinh, có y và tòa ngồi riêng, chưa từng dùng lẫn lộn.
Mỗi khi sư tụng kinh Pháp Hoa đến phẩm Khuyến phát thì thấy đức Phổ Hiền cưỡi voi đứng trước mặt. Khi tụng kinh Duy-ma lại nghe trên không trung có tiếng ca nhạc.
Sư rất giỏi chú thuật, thường dùng trị bệnh cứu người rất linh nghiệm. Vương Đạo Chân là người làng với sư, vợ ông bị bệnh nên mời sư đến tụng chú. Khi sư vào cửa thì người vợ liền ngất. Lát sau, thấy một vật giống như con chồn, thân dài khoảng mấy thước chui ra từ lỗ chó, nhân đó vợ ông lành bệnh.
Có lần sư đến lấy nước ở cạnh miếu, các thầy pháp bảo nhau “thần miếu này thấy ông ấy cũng phải bỏ chạy”
Khoảng niên hiệu Kiến Trung (454-456), đời Tống, sư thị tịch, hưởng thọ tám mươi lăm tuổi.
6.8. QUÁN ÂM LINH CẢM
6.8.1. Đời Tần, thượng thư Từ Nghĩa: ông người Cao Lục, thuở nhỏ đã kính tin Phật pháp, làm quan triều Phù Kiên. Cuối đời Phù Kiên, chiến tranh nổi dậy, quân giặc bắt chôn hai chân và cột tóc ông vào thân cây. Đêm ấy, ông chuyên niệm bồ-tát Quán Thế Âm. Lát sau thì ngủ thiếp đi, ông mộng thấy một người đến nói: “Sự việc rất nguy cấp, sao còn rảnh mà ngủ? ”
Giật mình tỉnh dậy thấy lính canh đều mệt mỏi ngủ hết, ông bèn thử cử động thì tay và tóc đã mở, chân cũng được tự do.
Thế là, ông trốn vào một bụi cỏ nhỏ cách đó hơn trăm bước. Sau đó, ông lại nghe tiếng người đuổi theo, tay cầm đuốc lớn soi tìm. Tuy qua lại bụi cỏ ấy rất nhiều lần, nhưng họ không nhìn thấy ông. Đến sáng, giặc bỏ đi, ông đến ẩn náu tại một ngôi chùa ở đất Nghiệp, nhờ thế mà thoát nạn.
6.8.2. Đời Tần, cư sĩ Tất Lãm: Ông người Đông Bình, thuở nhỏ đã kính tin Phật pháp. Có lần ông theo Mộ Dung Thùy bắc chinh nhưng bị thua, một mình phi ngựa chạy trốn. Quân giặc đuổi theo sắp kịp, ông chỉ tâm niệm danh hiệu Quán Thế Âm liền được thoát thân. Tuy không bị giặc bắt nhưng bị lạc vào rừng sâu, không biết

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 22 – CHƯƠNG NHẬP ĐẠO

QUYỂN 22 Quyển này có một chương Nhập đạo. 13. CHƯƠNG NHẬP ĐẠO 13.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *