Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 16 – CHƯƠNG KÍNH PHẬT (tt)

PUCL QUYỂN 16 – CHƯƠNG KÍNH PHẬT (tt)

Sau đó, sư chuẩn bị dụng cụ tắm thánh tăng như lời chỉ dạy, bỗng thấy có một đứa bé khác thường cùng vài chục trẻ nhỏ vào chùa, chúng đùa giỡn chốc lát rồi vào tắm. Thật là thánh ứng hiện.
Đến ngày mồng tám tháng hai năm đó, sư bảo đại chúng:
Ta phải đi đây!
Hôm đó, sau khi thụ trai xong, sư không bệnh mà thị tịch, thọ bảy mươi hai tuổi. Tháp sư được xây ở chùa Ngũ Cấp trong kinh thành. Đó là năm Thái Nguyên thứ mười (385) đời Tấn.
Lúc còn sống, sư nghe danh ngài La-thập ở phương tây, muốn cùng đàm luận, nên thường khuyên Phù Kiên thỉnh về. La-thập cũng đã nghe đạo phong của sư, cho là bậc thánh ở phương Đông, nên thường hướng vọng lễ bái.
Lúc sư mới sinh, bên vai trái có một mảnh da khoảng một tấc vuông, có thể dùng tay vuốt lên xuống, nhưng không thể lấy ra, mọi người cho là bồ-tát Án Thủ. Mười sáu năm sau khi sư mất, La-thập mới đến Trung Hoa, ngài buồn tiếc vô cùng vì không gặp sư.
Sư thích tham cứu kinh điển, chí nguyện hoàng pháp, nên đã thỉnh các sa-môn nước ngoài như Tăng-già-đề-bà, Đảm-ma-nan-đề và Tăng-già-bạt-trừng… dịch các bộ kinh, hơn trăm vạn lời. Sư thường cùng với sa-môn Pháp Hòa thẩm định lại âm tự và hiệuđính văn nghĩa, giúp cho những bản kinh mới dịch thêm chính xác.
Tôn Xước trong bộ Danh đức sa-môn phần đầu có ghi: “Thích Đạo An là người học nhiều hiểu rộng, thông đạt danh lí”. Ông lại ca ngợi sư:
Vật có muôn loại,
Người cũng lắm tầng,
Đạo An sâu thẳm,
Tài đức hơn người,
Vang danh Khiên Lũng,
Nổi tiếng Hoài Hải,
Thân tuy biến hoại vẫn như thường còn.
Lại có bài khác ghi:
– Phương bắc có Trúc Đạo An. Có người bảo rằng Tập Tạc Xỉ gửi thư cho Trúc Đạo An, nhưng Đạo An ngày xưa theo thầy nên lấy họ Trúc, sau đổi thành họ Thích. Mọi người thấy có hai họ mà bảo là hai người khác nhau là sai.
6.6.6.3. Đời Tống, ni sư Thích Tuệ Ngọc: Ni sư người Trường An, siêng năng tu đạo, thông thạo kinh luật. Ni sư từng thấy ánh sáng hồng trắng xuất hiện hơn mười ngày ở chùa Tiết Thượng Thư, Trường An. Ngày mười tám tháng tư có sa-môn ở chùa Lục Chủng đến chùa này, rồi theo luồng ánh sáng mà tìm được tượng Di-lặc bằng vàng cao hơn một trượng, về sau,ni sư đi về phương nam qua Phàn Dĩnh, trụ ở chùa Linh Thâu, Giang Lăng. Tháng mười, niên hiệu Nguyên Gia mười bốn (437), một hôm, ni sư thấy nơi cội cây phía đông chùa có ánh sáng màu tía chiếu rực cả khu rừng, liền báo cho các bạn đồng học như Diệu Quang… nhưng họ chẳng thấy gì. Hơn hai mươi ngày, ánh sáng ấy mới biến mất. Sau đó, vị trụ trì Thích Pháp Hoằng đào móng xây nhà thiền gần gốc câỵ ấy, ngẩng đầu nhìn lên thì thấy một tượng Phật ngồi cao khoảng một trượng đang ở trên cành cây.
6.6.6.4. Đời Lương, sa-môn Thích Tăng Hộ: Sư vốn người Kế-tân, xuất gia từ thuở nhỏ, chuyên tâm tu tập, giới hạnh tinh nghiêm, sau trụ ở chùa Ân Khâu thuộc núi Thạch Thành nước Kế-tân. Phía bắc chùa có vách núi xanh biếc, dựng đứng, cao mấy mươi trượng, trung tâm mặt vách có hình hào quang của Phật, phía trên có cây cối um tùm, xòe tàng rợp bóng.
Mỗi lần sư đi kinh hành đến vách núi này đều thấy ánh sáng tỏa chiếu, lại nghe tiếng ca tụng hòa với tiếng đàn, tiếng sáo. Thế là, sư nâng lư hương phát nguyện đục vách núi tạo tượng Phật cao mười trượng, mô phỏng theo thánh dung của tượng Di-lặc cao nghìn thước, khiến cho người phàm phu có duyên đồng gặp được ba pháp hội của Đức Phật Di-lặc. Niên hiệu Kiến Vũ (494-497) đời Tề, sư tập hợp đạo tục khởi công tạo tượng. Trải qua hơn một năm, mới hoàn thành phần thô của khuôn mặt thì sư ngã bệnh rồi mất.
Trước khi lâm chung sư phát nguyện: “Con không mong một đời này tạo xong, nhưng đời sau nhất định sẽ thành tựu tâm nguyện”. Sau đó, sa-môn Tăng Thục tỉếp nối công việc, nhưng không có tài lực để hoàn thành. Đến đời Lương, niên hiệu Thiên Giám thứ sáu (507) có Lục Hàm người quận Ngô làm Huyện lịnh Thỉ Phong lên kinh. Trên đường đi, ông ngủ lại ở Diệm Khê, gặp lúc mưa gió mịt mù, mọi người đều khiếp sợ. Vừa chợp mắt thì ông chợt mộng thây ba vị đạo nhân đến bảo: “Nếu tâm thành, niềm tin kiên cố thì tự nhiên an ổn. Thái tử Kiến An mắc bệnh chưa khỏi, nếu tiếp tục hoàn thành bức tượng đá do Tăng Hộ tạo thì bệnh thái tử sẽ lành. Lí sâu kín này chân thật không dối, nên báo cho ngươi biết”. Lục Hàm trở về kinh đô, trải qua một năm quên mất mộng xưa.
Một hôm, vừa ra khỏi nhà ông gặp một vị tăng nói: “Xin nghe nói về việc tá túc năm trước!”. Vị tăng nói tiếp: “Ông còn nhớ lời dặn năm xưa, đêm ngủ ở Diệm Khê về việc thái từ Kiến An không?”. Lúc ấy, Hàm kinh ngạc đáp: “Không nhớ”. Vị Tăng cười bảo: “Ỏng hãy nhớ lại việc ấy!” rồi bỏ đi. Hàm nhận thấy người này chăng phải phàm nhân vội vã chạy theohỏi, nhưng đi được một đoạn thì chẳng thấy vị tăng đâu nữa.
Bất chợt Hàm nhớ lại rõ ràng giấc mộng ngày xưa, vị tăng vừa rồi chính là vị tăng thứ ba mà ông thấy trong giấc mộng ở Diệm Khê. Hàm bèn vội vàng đến trình lên Kiến An vương. Vương tâu lên vua, vua sắc thỉnh luật sư Tăng Hựu chuyên lo việc tạo tượng. Vua rất tin tưởng và vô cùng vui mừng, xả bỏ tài sản, nguyện hoàn thành pho tượng. Đêm trước khi Tăng Hựu đến, Tuệ Sính là vị tăng trong chùa mộng thấy một vị thần lớn, mặc áo đen và những vị tùy tùng rất dũng mãnh đứng ở khám, đang bàn luận về kích thước của tượng, sáng mai thì luật sư Tăng Hựu đến. Sự thần ứng như thế.
Lúc đầu, Tăng Hộ tạc khám quá cạn, nên phải đục sâu thêm năm trượng nữa mới tạo nhục kế. Đến khi phần thân tạc thành, gọt dũa sắp xong thì đêm ấy bỗng nhiên trên ngực tượng nổi lên chữ vạn màu đỏ, ngày nay vẫn còn.
Khởi công tạo tượng vào mùa xuân niên hiệu Thiên Giám mười hai (513) đến mùa xuân niên hiệu Thiên Giám mười lăm (516) thì hoàn thành. Tòa cao năm trượng, tượng đứng cao mười trượng. Trước khám tạo đài ba tầng, có lầu gác, điện đường và nhiều hạng mục khác để cúng dường. Quan khách bốn phương tấp nập từ vạn dặm mang hương hoa đến cúng dường. Khi tượng hoàn thành, Kiến An vương hết bệnh và sau cải phong là Nam Bình vương.
6.6.6.5. Đời Tùy, Thích Linh Cán: Sư họ Lý, trụ tại đạo tràng Đại Thiền Định ở Tây Kinh, cũng chính là Kim Thành Địch đạo nhân. Sư là người có ý chí, tiết tháo,

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 22 – CHƯƠNG NHẬP ĐẠO

QUYỂN 22 Quyển này có một chương Nhập đạo. 13. CHƯƠNG NHẬP ĐẠO 13.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *