Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 15 – CHƯƠNG KÍNH PHẬT (tt)

PUCL QUYỂN 15 – CHƯƠNG KÍNH PHẬT (tt)

10. Thường quán và niệm Phật, xa lìa các tướng khác.
Di-lặc nên biết! Mười niệm như thế, mỗi mỗi theo thứ lớp lần lượt sinh khởi, thì nhất định vãng sinh Cực Lạc”.
– Có thuyết nói ba mươi bảy phẩm trợ đạo là Tịnh độ của Bồ-tát. Khi bồ-tát thành Phật, chúng sinh thành tựu niệm xứ, chính cần, thần túc, căn, lực, giác, đạo sinh về nước ấy. Kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Phát bốn mươi đại nguyện thì sinh về Tịnh độ”.
Luận Ưu-ba-đề-xá có bài kệ:
Quán cảnh giới Tịnh độ
Thù thắng hơn ba cõi
Cùng tận như hư không
Rộng lớn không ngằn mé
Chính đạo, đại từ bi
Sinh căn lành xuất thế
Khắp cõi nước tịnh thanh
Như trời trăng, gương sáng.
* Lời bàn
Nếu căn cứ vào Thật báo tịnh độ, cần tu chính nhân vô lậu xuất thế và thành tựu lí hạnh mới được vãng sinh. Nếu người thuộc hạ phẩm vốn không có chính nghiệp, tùy thực hành hạnh nào, hoặc lúc lâm chung trong mười niệm mà được vãng sinh, nhưng chỉ sinh vào Hóa độ, không thể thấy Báo độ. về pháp quán, có nói rõ trong Đại Tiểu thừa thiền môn (bản 10 quyển).
6.5.6. Dẫn chứng
Kinh A-di-đà cổ ảm thanh vương Đà-la-ni ghi: “Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các vị tì-kheo:
– Thế giới Cực Lạc ở phương tây hiện nay có Đức Phật A-di-đà an trú. Nếu bốn chúng thụ trì danh hiệu Đức Phật ấy, khi lâm chung liền thấy Đức Phật A-di-đà cùng với đại chúng hiện đến trước mặt. Người này thấy được, lòng vui mừng, công đức tăng trưởng gấp bội. Do nhân duyên này, nên về sau sinh vào nơi nào, người ấy cũng vĩnh viễn xa lìa thân sinh ra từ bào thai dơ uế, chỉ tự nhiên hóa sinh ở trong hoa sen báu tươi đẹp, đầy đủ sáu pháp thần thông, ánh sáng rực rỡ, cùng ở với Đức Phật A-di-đà và đại chúng thanh văn.
Cõi nước của Đức Như Lai Chính Biến Tri ấy hiệu là Thanh Thái. Đô thành, nơi thánh vương an trụ, ngang dọc mười nghìn do-tuần, trong đó toàn là chủng tộc Sát-đế-lợi. Cha của Đức Phật A-di-đà là chuyển luân thánh vương Nguyệt Thượng, mẹ Ngài tên là Thù Thắng Diệu Nhan, trưởng tử của Ngài là Minh Nguyệt, đệ tử thị giả là Vô cấu Xưng, đệ tử trí tuệ là Hiền Quang, đệ tử thần túc tinh cần là Đại Hóa, ma vương là Vô Thắng, có các tì-kheo như Đề-bà-đạt-đa là Tịch Tĩnh”.
Kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Đức Phật bảo bồ-tát Di-lặc:
– Giả sử ba nghìn đại thiên thế giới đều bị lửa thiêu đốt, nhưng người niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà đi vào trong đó cũng không có gì khó”.
Kinh Hoa nghiêm ghi: “Lúc bấy giờ, đại bồ-tát Tâm Vương bảo các bồ-tát:
– Này Phật tử! Một kiếp ở thế giới Ta-bà của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni bằng một ngày một đêm ở cõi nước Cực Lạc của Đức Phật A-di-đà. Một kiếp ở thế giời Cực Lạc bằng một ngày một đêm ở thế gỉới Thánh Phục Tràng của Đức Phật Kim Cang. Một kiếp ở thế giới Thánh Phục Tràng bằng một ngày một đêm ờ thế giới Bất Thoái Chuyển Âm Thanh Luân của Đức Phật Thiện Lạc Quang Minh Thanh Tịnh Khai Phu. Một kiếp ở thế giới Bất Thoái Chuyển Âm Thinh Luân băng một ngày một đêm ở thế giới Li cấu củaĐức Phật Pháp Tràng. Một kiếp ở thế giới Li cấu bằng một ngày một đêm ở thế giới Thiện Đăng của Đức Phật Sư Tử. Một kiếp ở thế giới Thiện Đăng bằng một ngày một đêm ở thế giới Thiện Quang Minh của Đúc Phật Lô-xá-na-tạng. Một kiếp ở thế giới Thiện Quang Minh bằng một ngày một đêm ở thế giới Siêu Xuất của Đúc Phật Pháp Quang Minh Thanh Tịnh Khai Phu Liên Hoa. Một kiếp ở thế giới Siêu Xuất bằng một ngày một đêm ở thế giới Trang Nghiêm Tuệ của Đúc Phật Nhất Thiết Quang Minh. Một kiếp ở thế giới Trang Nghiêm Tuệ bằng một ngày một đêm ở thế giới Kính Quang Minh của Đức Phật Giác Nguyệt.
– Này Phật tử! Theo thứ tự như thế cho đến trăm vạn a-tăng-kì thế giới, một kiếp ở thế giới cuối cùng bằng một ngày một đêm thế giới Thắng Liên Hoa của Đức Phật Hiền Thủ. Bồ-tát Phổ Hiền và các đại bồ-tát ở khắp cõi nuớc ấy”.
Kinh A-di-đà Phật ghi: “Đức Phật bảo các tì kheo:
– Thái tử của vua A-xà-thế và năm trăm vị trưởng giả, vô số kiếp về sau đều sẽ thành Phật như Đức Phật A-di-đà. Thái tử và năm trăm trưởng giả này đã trụ giai vị Bồ-tát đến nay đã vô số kiếp, mỗi vị đều cúng dường bốn trăm ức Đức Phật. Nay lại đến cúng dường Ta. Tất cả nhừng người này vào thời Đức Phật Ca-diếp đã làm đệ tử của Ta. Nay lại gặp nhau trong hội này!”.
6.5.7. Cảm ứng
6.5.7.1. Đời Tống, sa-môn Thích Tăng Lượng: Sư trụ tại chùa Trường Sa, Giang Lăng, là người chí khí mạnh mẽ, giới luật nghiêm tịnh, thường kết duyên Tây phương, nên nguyện đúc tượng Đức Phật Vô Lượng Thọ cao một trượng sáu. Công trình vĩ đại, trải qua nhiều năm mà vẫn chưa hoàn thành. Nghe miếu ở núi Cố Khê, Tương châu có rất nhiều đồng, sư muốn khuyến hóa quỷ thần để lấy đồng đúc tượng, nên đến gặp thứ sử Trương Thiệu, nói rõ nguyên nhân và xin vài chiếc thuyền cùng một trăm trai tráng.
Trương nói:
– Miếu này rất linh thiêng, ai xúc phạm đến sẽ chết. Hơn nữa, miếu do người Man canh giữ, e rằng việc này khó thành.
Sư nói:
– Nếu được thì tôi và ngài chung hưởng công đức. Nếu có chết thì mình tôi chịu.
Ồng Trương liền cung cấp người và thuyền. Đêm trước khi sư đến, thần miếu đã biết trước, liền nổi giông gió, sấm chớp, mây mù, chim kêu, thú gào… nhưng lúc sư đến thì trời quang, mây tạnh. Cách miếu hơn hai mươi bước có hai chảo đồng, mỗi chảo hơn vài trăm hộc, một con rắn lớn, dài hơn mười trượng từ trong chảo phóng ra chắn lối đi. Tùy tùng cả trăm người đều hoảng sợ thoái lui. Sư bèn sửa y phục bước tới, dộng tích trượng bảo rắn:

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 22 – CHƯƠNG NHẬP ĐẠO

QUYỂN 22 Quyển này có một chương Nhập đạo. 13. CHƯƠNG NHẬP ĐẠO 13.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *