Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 14 – CHƯƠNG KÍNH PHẬT (tt)

PUCL QUYỂN 14 – CHƯƠNG KÍNH PHẬT (tt)

Đáp: Nền móng kinh đô nước Thục vốn trên núi Thanh Thành, kinh đô ngày nay là vùng biển ngày xưa. Thời Phật Ca-diếp, có người ở vùng sông Tây-nhĩ phỏng theo kim thân Phật Đa Bảo mà tạo tượng. Sau đó, một người ở kinh thành đến chùa Thứu Sơn bên sông Tây-nhĩ buôn bán đã thỉnh tượng ấy. Khi ông trở về đến chỗ chùa Đa Bảo ngày nay thì bị thần biển làm đắm thuyền. Nguyên nhân là do trước đây người thỉnh tượng thấy con của thần biển dạo chơi trên bờ cho là thỏ núi nên giết, vì thế thần biển giận dữ làm cho người và tượng đều chìm.
Chùa Đa Bảo vốn tại chùa Thứu Đầu, nền cũ vẫn còn và có một ngôi tháp thường phóng ánh sáng, khiến cho mọi người đều hướng về vùng đất ấy. Từ Lang châu qua vùng đất này ước chừng khoảng hơn ba nghìn dặm mới đến sông Tây Nhĩ. Sông này rất rộng, từ một trăm dặm đến năm trăm dặm, giữa sông có một hòn núi, trong đó có một ngôi chùa cổ. Chùa có nhiều kinh chữ Hán và tượng, tuy không có tăng ở nhưng thường nghe tiếng chuông. Cuộc sống người dân sung túc, mỗi năm hai kì họ đến cúng dường tháp cổ. Tháp như giới đàn, có ba tăng được xây bằng đá, phía trên đặt rất nhiều kiến trúc hình chảo úp. Mọi người đều nói đây là nghĩa địa thân thánh, thường phóng ánh sáng. Có người dùng thức chay cúng tế thì được gia hộ. Vùng đất này cách Tây châu hơn hai nghìn dặm về phía tây bắc, cách Thiên Trúc chẳng xa, nên cũng thường có người đến nước này.
Đời Tấn có vị tăng đến đây, thấy một ngôi mộ lúc lồi lúc lõm không bình thường, sau đó ngôi mộ tự nứt ra. Lấy làm lạ, sư đào sâu hơn một trượng thì được một pho tượng và xương người ở trong một chiếc thuyền. Nhưng xương đầu, xương tay, xương ống chân đều lớn hơn xương người ngày nay. (Vào thời Phật Ca-diếp, người ở cõi Diêm-phù sống hai vạn tuổi. Ngày nay kiếp giảm, thọ mạng ngắn, con người thấp thì xương nhỏ là điều tất nhiên, chẳng cógì lạ)-
Tuy được tượng, nhưng rất khó đưa lên, đệ tử phải hóa thành người già, chi dẫn và sắp xếp phương tiện mới thỉnh lên được. Không lâu sau, gặp nạn nhà Chu diệt Phật pháp, sư bèn giấu tượng, đến khi nhà Tùy trùng hưng Phật pháp thì mới đem ra. Người nước Thục chỉ biết tượng hiển linh từ đất hiện ra, nhưng không biết được nguồn gốc. Nhìn dưới đài hoa thấy có chữ Đa Bảo, nhân đó mà gọi là tượng Phật Đa Bảo và đật tên chùa là Đa Bảo.
Luật sư Đạo Tuyên hỏi:
– Chữ Đa Bảo ở trên đài tượng là chữ lệ, xuất hiện vào thời nhà Tần diệt vong, vì sao vào thời Phật Ca-diếp ở Trung Hoa đã có loại chữ này?
Đáp:
– Chừ lệ do thừa tướng Lý Tư chế khi triều Tần mất là chữ lệ thời cận đại, kế thừa chữ lệ hình thành từ thời Cổ Phật. Như ngày nay thấy xung quanh châu
Nam Diêm-phù-đề có hơn một nghìn châu bao bọc. Mỗi phương có hơn một trăm nước, văn tự, ngôn ngữ giống như văn tự ngôn ngữ triều Đường, nhưng vì đường biển xa xôi đến mấy mươi vạn dặm, bản dịch lại chẳng lưu truyền, khiến cho phương người này không hiểu, cứ cho rằng Trung Hoa là nguồn gốc xuất phát chữ lệ. Như thế cũng chẳng gì lạ.
Sư chẳng nghe sao! cố Dã vương11 đời Lương là một người học rộng. Ông đi khắp nơi hỏi về nguồn gốc của chữ viết thì thấy mập mờ bất định. Cho nên trong lời tựa bộ Ngọc Thiên ghi: “Có người khai mộ của Xuân Thân quân12 thì thấy có bài văn khắc bằng chữ lệ”.
Thời Xuân Thân quân đồng thời với thời Lục quốc nhà Chu, thì chữ lệ chẳng phải xuất hiện thời nhà Tần. Chữ Triện, chữ lệ ở Trung Hoa đã có sự mập mờ như thế, thì làm sao biết được những việc vào thời Phật Ca-diếp, điều mà sử chẳng ghi, tai mắt chẳng nghe chẳng thấy!
Sư lại hỏi:
– Dân gian truyền rằng đài đất Cao Tứ nằm phía tây thành Tây Kinh là đài tạo chữ viết của Thương Hiệt, sao nói chữ lệ thời xưa đã có?
Đáp:
– Việc Thương Hiệt13 đắp thêm đất trên đài này nhằm tạo đài cao để xem dấu chân chim, chẳng phải không có. Vả lại truyền thuyết về Thương Hiệt ở Trung Hoa ít người biết. Có người nói Thương Hiệt là bầy tôi của Hoàng Đố, hoặc nói là một vị vua thời xưa. Thể chữ Ô tích14 theo thời biến chuyển hoàn toàn mai một, nay không còn nữa. Lời vô ích ấy không cần phải nhọc công thuật lại.
Có một vị trời họ Lục tên Huyền Sướng đến thưa với luật sư Đạo Tuyên:
– Đệ tử là người thời Chu Mục vương5 (1001BC-947BC) được sinh lên cõi trời Tứ Thiên Vương, vốn là vị trời vào thời Phật Ca-diếp. Chư thiên vì muốn được Phật giáo hóa chung cho cả trời người, nên thời Chu tạm hiện xuống nhân gian.
Luật sư hỏi về đài đất Cao Tứ, Huyền Sướngđáp:
– Đó là đạo tràng thuyết pháp độ người ở hội thứ ba của Phật Ca-diếp. Đến thời Chu Mục vương, ngài Văn-thù và Mục-liên đến giáo hóa nước này, Mục vương tin kính phụng hành. Điều này Liệt Tử cho là hóa nhân. Hóa nhân chỉ cho Mục vương biết đài CaoTứ là chỗ thuyết pháp của Phật Ca-diếp, nên vua lập Tam Hội đạo tràng.
Đến đời Tần Mục công16 (7-621BC) do gió mạnh thổi mà xuất hiện một tượng Phật bằng đá, Mục công chẳng biết, đem bỏ ở chuồng ngựa, làm tượng ô uế. Vị thần hộ tượng nổi giận khiến vua mang bệnh. Một hôm, vua mộng thấy bị thượng đế trách mắng. Tỉnh dậy vua hỏi cận thần Do Dư, vị này đáp:
– Thần nghe vào thời Chu Mục vương có hóa nhân gọi là thần Phật đến đất này. Chu Mục vương tin theo và tạo đài thờ lộ thiên ở núi Chung Nam cao hơn ba mét ba, nền móng ngày nay vẫn còn. Lại tạo miếu thần ở đài Thương Hiệt gọi là Tam Hội đạo tràng. Nay ngài bị bệnh há chẳng phải do Phật gây ra?
Công nghe vậy thì rất lo sợ nói với Do Dư:
– Gần đây trẫm được một tượng người bằng đá, áo mũ chẳng giống như thời nay. Trẫm bỏ trong chuồng ngựa, chẳng biết có phải thần Phật chăng?
Do Dư nghe thế đến xem, rồi đáp:
– Thưa bệ hạ, đó chính là thần Phật.
Mục công đem tượng tẩy rửa rồi an trí nơi sạch sẽ, tượng liền phóng quang. Mục công lại sợ thần nổi giận nên giết tam sinh17 đê tê. Các vị thiện thần bènném bỏ những vật tế ra xa, Mục công lại càng sợ, hỏi Do Dư. Do Dư đáp:
– Thần nghe thần Phật yêu quí sinh mạng chúng sinh như con một, thân tâm thanh khiết. Vì thế không nên dâng cúng rượu thịt. Muốn cúng dường thì chỉ cần đốt hương, dâng hoa quả, bánh trái là được.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 22 – CHƯƠNG NHẬP ĐẠO

QUYỂN 22 Quyển này có một chương Nhập đạo. 13. CHƯƠNG NHẬP ĐẠO 13.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *