Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 12 – CHƯƠNG THIÊN PHẬT (tt)

PUCL QUYỂN 12 – CHƯƠNG THIÊN PHẬT (tt)

Đáp: Luật Tứ phần và luật Thập tụng. Sau bốn mươi năm đến một trăm mười năm, bộ luật Ca-diếp-di mới lưu hành ở những nước đã nói trước. Còn như Trung Quốc được gọi là nước Quân Tử vì nhân dân ở đây căn tính linh lợi, thì được lưu hành ba bộ. Nơi đây thống nhất bốn trăm lẻ ba nước, thống nhất văn tự, nên được lưu hành ba bộ luật.
Hỏi: Ba bộ luật là những bộ nào?
Đáp: Đó là hai bộ trên và bộ Đại tăng-kỉ. Như nước cầu-lưu-li và hơn hai thiên hạ còn lại chỉ lưu hành một bộ Tát-bà-đa.
Dưới mái chính điện tinh xá Kì-hoàn có bốn đài bạc, trong hai đài có bản kinh chữ vàng, giấy bạc. Hai đài còn lại đựng tạng luật, chữ bạc giấy vàng. Tạng luật do long vương chép, tạng kinh do ma vương chép. Hai tạng đó đều là kinh của cổ Phật kiếp Tinh Tú. Ở châu Diêm-phù-đề, hai bộ sách này là đệ nhất. Sau khi Phật nhập niết-bàn, long vương Sa-kiệt-la đem về long cung để cúng dường.
Lại vào thời Phật Ca-diếp, một người ở Trung Quốc chép hai tạng kinh và luật ờ chùa Đại Minh, Kinh châu. Tạng kinh dùng giấy bạc chữ vàng, tạng luật dùng giấy vàng chữ bạc. Sau khi chép xong an trí tạng kinh trong đài sen phía đông nam, tạng luật an trí trên đài sen phía tây, trang nghiêm cúng dường không thể kể hết. Văn tự trong trăm ức tứ thiên hạ đồng với văn tự của hai bộ này. Văn kinh ấy, dù có người viết chữ rất đẹp như Trương Lương, Vương Vệ cũng không thể sánh bằng.
Lúc Như Lai còn tại thế, thánh nhân các nước đến, Ngài thường đem kinh luật này cho họ xem. Sau khi Phật diệt độ, ngài Văn-thù-sư-lợi đem kinh luật này an trí trong hang Kim Cang ở núi Thanh Lương.
Lại có một đài an trí tạng luật do chư Phật quá khứ nói, gồm ba vạn tám nghìn loại. Tạng luật này là bậc nhất trong các sách khắp bốn châu thiên hạ .
Có bài kệ:
Vui thay! Bậc Đại Giác
Thần lực thật rộng sâu
Bốn thiền đã bặt vết
Ba đạt đều rỗng không
Nghìn Phật hiện nghìn dấu
Tâm trí cũng đồng nhất
Thị hiện ở thế gian
Giáo hóa khắp chúng sinh.
Bốn Phật trong Hiền kiếp
Chư Phật đều tương thông
Bảy vị Phật tiếp nối
Thành kính mà kế thừa
Thuyết pháp tại núi Thứư
Hóa độ nơi Phạm cung
Hiện tám tướng thành đạo
Vạn đức thảy dung thông
Trời người đểu hưởng phúc
Ác dứt thiện tăng nhiều
Hàm linh được nương nhờ
Đồng nhận ân của Phật.
5.15.3. Cảm ứng
* Lời dẫn
Bậc Chí Nhân ứng cơ thị hiện, thuận theo thế gian mà biến hóa; lòng từ hóa độ vô cùng, đâu cục hạn nơi hình giáo. Thế nên, nghe thì đồng mà hiểu lại khác, nói chỉ một âm ngôn mà lãnh hội thật chẳng đồng. Ngài bước lên giai vị cùng tột, giáng hạ cứu độ quần mê, hiện tướng xá-lợi toàn thân hay toái thân, nghi biểu đưa vào tụ tháp hay tán tháp. Thần quang rực chiếu khiến tà chấp không còn, linh tích hiện bày khiến lòng tin sâu vững. Từ khi dòng giáo pháp chảy về đông, ánh sáng đạo mầu chiếu sang tây thì người tài đức xuất hiện càng nhiều, sự cảm ứng trải bày cũng lắm. Như biểu tháp của A-dục xây dựng vào triều thịnh Chu, thánh tượng Thế Tôn lưu truyền thời Viêm Hán. Từ đó đến nay, trải qua bao đời, linh tích tích tụ càng nhiều, đâu chỉ Ngũ Thiên mới hiện bày thần hóa. Nên kinh nói: “Mai sau chính pháp đầu tiên hưng thịnh ở phương bắc, kế đến hưng thịnh ở phương đông nam, đến phương giữa thì hoại diệt”. Nay trình bày từ thời Hán Minh đế trở về sau, theo sự thấy nghe về những linh tích của Tam bảo ở Trung Hoa mà thuật lại năm ba chuyện, còn rất nhiều chuyện khác được ghi đầy đủ trong biệt truyện.
5.15.3.1. Tạp kí
• Chu thư dị kí ghi: “Ngày mồng tám tháng tư năm Giáp Dần nhằm năm thứ hai mươi bốn đời Chu Chiêu vương (1029BC), nước ở sông, suối, hồ vùng Trường Giang bỗng nhiên dâng đầy, nước giếng cũng tràn ra, núi sông đều chấn động, lại có ánh sáng năm màu chiếu vào cung vua, khắp trời phía tây một màu xanh hồng. Thái sử họ Tô Do tâu: ‘Có bậc đại thánh ra đời ở phương tây, hơn một nghìn năm sau thánh giáo sẽ đến nước ta’. Chiêu vương liền ra lệnh ghi lời này vào bia đá chôn trước miếu thờ trời ở Nam Giao. Đó chính là lúc Phật Thích-ca đản sinh. Tướng quốc Lữ Hầu cỡi ngựa Hoa Lưu đi tìm Phật. Nhân đó, ông khẩn cầu thấy được linh tích.
Năm thứ năm mươi ba đời Chu Mục vương(189BC), sáng sớm ngày mười lăm tháng hai năm Nhâm Thân, gió mạnh chợt nổi lên, thổi tung nhà cửa, cây cối gãy đổ, mặt đất chấn động, bâu trời âm u. ở phía tây xuất hiện mười hai cầu vồng màu trắng. Thái sử Hỗ Đa nói: ‘Bậc thánh ở phương Tây đã diệt độ’. Đó là điềm báo Phật nhập niết-bàn”.
Sách Xuân thu ghi: “Tháng tư, Lỗ Trang công năm thứ bảy (686BC), Hằng tinh chẳng hiện, ban đêm trời sáng như ban ngày. Đó là điềm lành Đức Phật đản sinh”. Do Phật có hai thân chân và ứng, hai trí quyền và thật, ba minh tám giải, năm nhãn, sáu thông, thần (tâm) thì nói là bất khả tư nghị, pháp thì cho là tâm hành xứ diệt. Đạo của Ngài thì dẫn dắt chúng thánh đến chốn niết-bàn, năng lực của Ngài thì tiếp độ hàm linh ra khỏi biển khổ. Có thể lược nói hạnh lực của Ngài rộng lớn mênh mông”.
Liệt Tử ghi: “Xưa Thái tể Bỉ nước Ngô hỏi Khổng Khâu:
– Ngài là thánh nhân ư?

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 22 – CHƯƠNG NHẬP ĐẠO

QUYỂN 22 Quyển này có một chương Nhập đạo. 13. CHƯƠNG NHẬP ĐẠO 13.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *