Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / PUCL QUYỂN 9 – CHƯƠNG THIÊN PHẬT

PUCL QUYỂN 9 – CHƯƠNG THIÊN PHẬT

– A-tu-la thư (Bất ẩm tửu) .
– Ca-lâu-la thư (Kim xí điểu),
– Khẩn-na-la thư (Phi nhân).
– Ma-hầu-la-già thư (Đại xà)..
– Di-già-giá-ca thư (chư thú âm)
– Ca-ca-lâu-đa thư (Điểu âm).
– Phù-ma-đề-bà thư (Địa cư thiên)
– An-đa-lê-xoa-đề-bà thư (Hư không thiên)
– Uất-đa-la-câu-lô thư (Tu-di bắc)
– Bô-lâu-bà-tì-đề-ha thư (Tu-di đông)
– Ô-sai-bà thư (Cử).
– Ni-sai-bà thự (Trịch).
– Sa-già-la thư.
– Bạt-xà-la thư (Kim cương).
– Lê-già-ba-la-đê-lê-già thư (Vãng phục).
– Tì-khí-đa thư (Thực tàn).
– A-thố-phù-đa thư (Vị tằng hữu).
– Xà-sa-đa-la-bạt-đa thư (Như khuyển chuyển)
– Già-na-na-bạt-đa thư (Đẳng chuyển).
– Ưu-sai-ba-bạt-đa thư (Cử chuyển).
– Ni-sai-ba-bạt-đa thư (trịch chuyển)I
– Ba-đà-lê-khư thư (Túc).
– Ni-câu-đa-la-ba-đà-địa thư (Tùng nhị tăng thượng cú).
– Tà-bà-đà-luân-đa-la thư (Tăng thập cú dĩ thượng)!
– Mạt-trà-bà-sẩn-ni thư (Trung lưu).
– Lê-sa-na-bà-đa-ba-thị-tỉ-đa thư :(Chư sơn khổ hạnh)
– Đà-la-ni-tì-xoa-lê-thư (Quán địa)
– Già-già-na-tị-lệ-xoa-ni thư (Quán hư không).
– Tát-bồ-sa-địa-ni-sơn-đà thư (Nhất thiết dược thảo mục) .
– Sa-la-tăng-già-hà-ni thư (Tổng lãm)
– Tát-bà-lâu-đa thư (Nhất thiết chủng âm).
Thái tử kể tên các bộ sách rồi hỏi Mật-đa
Tôi vừa nêu sáu mươi bốn loại sách, không rõ tôn giả sẽ dạy tôi loại sách nào?
Tì-xa-bà-mật-đa-la nghe thái tử nêu tên những sách đó trong lòng hoan hỉ, vui mừng, thầm thẹn, dẹp bỏ tâm cống cao ngã mạn, nói kệ khen thái tử;
Bậc thanh tịnh trí tuệ hiếm có
Khéo thuận tất cả pháp thế gian
Làu thông bao nhiêu loại luận thuyết
Lại vào trường ta mà học tập
Những sách đã nêu, tôi chưa biết
Mà Ngài đều đã thuộc nằm lòng
Là bậc đạo sư của trời người
Lại muốn tìm thầy mà học tập
Lý đạo không có âm thinh, nhờ ngôn từ để biểu đạt ý; ngôn từ không có dấu vết phải nhờ văn tự để diễn thành; nên văn tự là công cụ để diễn bày ngôn từ, ngôn từ là phương tiện đê diễn đạt nghĩa lí. Âm nghĩa phù hợp không sai lệch, nên văn tự được sử dụng khắp vũ trụ. Tuy dấu vết ở nơi văn tự, nhưng lý thì hợp với tâm đạo.

Ngày xưa có ba người sáng tạo ra chữ viết. Người đầu tiên là Phạm, cách viết chữ theo lối hữu hàng, người thứ hai là Khư-lô, cách viết chữ theo lối tả hàng, người thứ ba là Thương Hiệt, cách viết chữ theo lối hạ hàng. Phạm và Khư-lô ở Thiên Trúc còn Hoàng sử Thương Hiệt ở Trung Hạ. Phạm và Khư-lô học phương pháp viết chữ ở Tịnh thiên, còn Thương Hiệt nhờ vào việc phần tích dấu chân chim mà sáng tạo ra chữ viết. Tuy chữ viết khác nhau, nhưng cùng một mục đích là truyền đạt chânlý.
Tìm hiểu kĩ lời của những người xưa nói thì có sáu mươi bốn cách viết chữ. Như Lộc luân, Chuyển nhãn, mỗi mỗi có cách viết riêng; tám bộ quỷ, rồng… thể thức sai biệt, nhưng chỉ có văn của Phạm và Khư-lô là bậc nhất ở đời. Vì thế, người Thiên Trúc đều gọi đó là Thiên thư. Tuy ở Tây Trúc đều dùng chữ Phạn cổ, nhưng đến thời Tam thập lục quốc thì đã dần dần thay đổi, giống như sự biến thể của chữ Triện ở Trung Quốc vậy. Do đó, lối chữ cổ của Thương Hiệt cũng biến đổi theo thời gian. Như từ chữ cổ triện biến thành chữ đại triện, từ chữ đại triển biến thành chữ tiểu triện, chữ tiểu triện đổi thành chữ lệ. Sự chuyển đổi ấy trải qua rất nhiều lần. Cho đến, bát thể do kết hợp mà thành thì có tiên, long, vân, chi; hai mươi bốn thư thì có khải, thảo, châm, thù. Danh và thật dù nhiều, nhưng công dụng thì rất ít. Nhưng muốn có một định nghĩa nguyên bản thì xem đầy đủ trong lục văn. Nếu nói chữ viết đẹp mà hợp thời thì không kiểu nào hơn lệ thư. Vậythì nguồn gốc hình thành chữ viết của đông phương và tây phương có thể khảo cứu như vậy.
Kinh Phật bản hạnh ghi: “Vua Tịnh Phạn lại tập hợp quần thần và hỏi:
– Các khanh biết ở đâu có vị võ sư giỏi để dạy thái tử không?
Các đại thần tâu:
– Trong vùng này có một người họ Thích, tên Sạn-đề-đề-bà con của Thiện Giác có thể dạy thái tử binh pháp, võ thuật. Người ấy thông hiểu hai mươi chín diệu thuật tinh anh ở thế gian.
Nhẫn Thiên tâu:
– Tâu đại vương! Thần có thể dạy thái tử.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 6 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 6 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.4. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *