Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / PUCL QUYỂN 6 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

PUCL QUYỂN 6 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

Tì-kheo trẻ nghe vậy, vô cùng sợ hãi, toàn thân rúng động, hoảng hốt tự trách, liền đến trước tì-kheo già sám hối tội lỗi của mình. Tì-kheo lớn tuổi nhận lời sám hối ấy. Nhưng vì lời nói ác kia mà trong năm trăm đời thường thụ thân chó. Lại do xuất gia, giữ giới thanh tịnh, nên nay gặp Ta mà được giải thoát”.
Luận Trí độ ghi: “Do quá ngu si, nên thụ thân các loài trùng chim ngu xuẩn, như giun kiến, bọ cạp, cú mèo, chim sáo…”. Bồ-tát Long Thọ nói: “Vì tâm dâm sâu nặng, nên thụ thân le le”, hoặc cho rằng do tâm si sâu nặng nên thụ thân le le. Vậy hai loại le le này là giống hay khác?
Đáp: Từ phiền não dục sinh thì thuộc các loài chim sống nơi sông nước như vịt trời, le le. Nếu từ phiền não si sinh thì thuộc các loài chim sống trên đất liền như chim cú. Hoặc có loài ban ngày nhìn thấy, ban đêm không thấy; vì từ dục sinh nên luôn bay liền nhau, như các loài chim sống trên mặt nước; hoặc có loài ban đêm thấy mà ban ngày không thấy, do từ si sinh nên luôn bay ban đêm rình tìm loài chuột. Chim Si có hai loại, nếu từ phiền não dục sinh thì làm lão si, tức diều hâu, ban ngày nhìn thấy mà ban đêm không nhìn thấy; nếu từ phiền não si sinh thì làm cú mèo, ban đêm nhìn thấy mà ban ngày không nhìn thấy.
Theo kinh Trường A-hàm và Tăng nhất A-hàm, có bốn loài chim cánh vàng: noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh. Đời trước các hữu tình này đều tu bố thí rộng lớn, nhưng do tâm kiêu mạn, luống làm khổ não chúng sinh, lòng nhiều sân hận, khinh mạn, nên sau khi chết đọa làm loài này; tuy vậy thân có trang sức chuỗi báu, biến hóa muôn hình, làm việc gì cũng thành tựu, thân cao bốn mươi dặm, y rộng tám mươi dặm, dài bốn mươi dặm nhưng chỉ nặng có hai lượng rưỡi, lấy các loại ba ba, cá sấu làm đoàn thực; lấy việc tắm rửa và mang y phục làm tế hoạt thực. Loài chim cánh vàng cũng có hôn nhân, hai thân chạm nhau tức thành âm dương, thọ mạng một kiếp, hoặc ít hơn một kiếp.
Bên bờ bắc biển lớn có cây Cứu-la-sân-ma cao một trăm do-tuần, bóng cây che phủ một vùng rộng năm mươi do-tuần. Phía đông cây này có cung điện của loài rồng noãn sinh và cung điện của loài chim cánh vàng noãn sinh. Phía nam cây này có cung điện của loài rồng thai sinh và cung điện của loài chim cánh vàng thai sinh. Phía tây cây này có cung điện của loài rồng thấp sinh và cung điện của loài chim cánh vàng thấp sinh. Phía bắc cây này có cung điện của loài rồng hóa sinh và cung điện của loài chim cánh vàng hóa sinh. Mỗi cung điện ngang dọc đều sáu nghìn do-tuần, cũng được trang hoàng rực rỡ như trên đã nói. Khi muốn ăn, loài chim cánh vàng noãn sinh từ trên cây cao bay xuống, vỗ cánh xẻ nước biển dạt sang hai bên sâu hai trăm do-tuần rồi bay xuống bắt loài rồng noãn sinh tùy ý ăn nuốt. Các loài thai, thấp và hóa sinh cũng như vậy. Bây giờ có một con rồng hóa sinh, thường giữ Bát quan giới trong sáu ngày trai, chim cánh vàng bắt rồng này để ăn thịt, nhưng ngậm trong miệng bay lên cây lớn ở phía bắc Tu-di cao mười sáu vạn dặm mà vẫn không tìm thấy đuôi của rồng này. Bấy giờ chim nghe được năm giới, nên cũng cung kính lãnh thụ.
Kinh Quản Phật tam-muộỉ ghi: “Vua chim cánh vàng tên là Chính Âm, tự do hưởng vui thú trong loài chim. Mỗi ngày trong cõi Diêm-phù-đề, nó ăn một con rồng chúa và năm con rồng nhỏ, nó cứ xoay vòng ngày ngày ăn loài rồng trong bốn thiên hạ nhưthế. Trải qua tám nghìn năm thì tướng chết hiện ra Bấy giờ loài rồng nhả độc, khiến nó không thể ăn thịt, nên đói khát khốn khổ, lòng sợ hãi và vô cùng bất an. Nó liền bay đến núi Kim Cang lao mình xuống mé thủy luân, cho đến phong luân. Tại đây nó bị gió mạnh thổi bay trở lại đỉnh Kim Cang. Bảy lần qua lại như thế thì nó chết. Chất độc từ thân nó tuôn ra làm mười núi báu đồng loạt cháy rực. Long vương Nan-đà sợ núi này thiêu rụi, nên tuôn mưa lớn, hạt mưa lớn như trục bánh xe khiến toàn thân Chính Âm tiêu hết chi còn quả tim. Quả tim này cũng bay lên xuống bảy lần như trước rồi dừng lại tại đinh núi Kim Cang, long vương Nan-đà liền lấy quả tim này làm minh châu, rồi Chuyển luân thánh vương lấy làm bảo châu Như ý. Người niệm Phật, quả tim cũng như thế”.
Kinh Lâu thán và kinh Trường A-hàm cũng ghi: “Có bốn chủng loại rồng, tất cả đều do tâm sân hận, siểm khúc, không ngay thẳng, nhưng lại bố thí lớn mà thụ thân này. Vì bố thí nên được ở trong cung điện bảy báu, thân cao bốn mươi dặm, y dài bốn mươi dặm, rộng tám mươi dặm, nặng hai lượng rưỡi, có thần lực tự tại, thức ăn thức uống đủ các vị ngon, nhưng một miếng sau cùng thì biên thành cóc nhái. Nêu tự hóa độ quyến thuộc phát tâm đạo, bố thí y phục màu đen, lại có thể khiến các rồng cúng dường, thì không bị nạn mưa cát tấp vào thân và tránh được các hoạn nạn
Chỉ có mười sáu long vương không bị chim cánh vàng ăn thịt: long vương Ta-kiệt-la, Nan-đà, Bạt-nan-đà, Y-na-bà-la, Đề-đầu-lại-trá, Thiện Kiến, A-lô, Già-câu-la, Già-tì-la, A-ba-la, Già-ố-thố, Cù-già-thổ, A-nậu-đạt, Thiện Trụ, Ưu-thiểm-già-ba-đầu, Đắc-xoa-ca.
Kinh Lâu thán và kinh Hoa nghiêm đều ghi: “Long vương Ta-kiệt-la trụ dưới đáy biển sâu, phía bắc núi Tu-di. Cung điện vua rồng này ngang dọc đều tám vạn do-tuần, do bảy báu tạo thành, chung quanh có bảy lớp tường vách, bảy lớp lan can, lưới báu giăng kín phía trên. Trong đó còn có ao suôi vườn rừng, chim chóc đua nhau hòa vang; tường bằng vàng cửa bằng bạc. Cửa cao hai nghìn bốn trăm dặm, rộng hai nghìn hai trăm dặm, được chạm trổ khắc họa tinh xảo, màu sắc rực rỡ, luôn có nám trăm quỉ thần bảo vệ. Vị long vương này có thể tùy ý tuôn mưa, các rồng khác không thể sánh được”.
Kinh Hải long vương ghi: “Long vương bạch Đức Phật:
– Từ thời kiếp sơ, con đã trụ trong biển lớn, đến thời Phật Câu-lâu-tần, vợ và con cái trong biển còn ít, nhưng nay thì quyến thuộc đã rất đông.
Đức Phật bào:
– Như người xuất gia theo Phật pháp, nếu trái phạm giới cảm nhưng không hủy chính kiến, sau khi chết không rơi vào địa ngục mà sinh vào loài rồng.
Vào thời Phật Câu-lâu-tần, có chín mươi tám ức gia đình xuất gia trái phạm giới cấm, sau khi chết đều sinh vào loài rồng. Vào thời Phật Câu-na-hàm Mâu-ni có tám mươi ức gia đình xuất gia hủy phạm giới cấm, tâm ý buông lung, sau khi chết đều sinh vào loài rồng. Vào thời Phật Ca-diếp có sáu mươi bốn ức gia đình xuất gia trái phạm giới cấm, sau khi chết đều sinh vào loài rồng. Vào thời của ta có chín trăm chín mươi ức gia đình xuất gia, nhưng tranh đấu, phỉ báng kinh giới, sau khi chết đều sinh vào loài rồng. Đến nay loài rồng đã sinh sản thêm, vì thế trong biển có vô số vợ con quyến thuộc, không thể tính đếm được. Sau khi Ta niết-bàn, lại có rất nhiều ưu-bà-tắc trái phạm giới cấm, sau khi mạng chung, hoặc sinh vào loài rồng, hoặc sinh địa ngục”.
Kinh Tăng Hộ ghi: “Đức Thế Tôn bảo tì-kheo
Tăng Hộ:
– Ồng thấy long vương sống ngoài biển chăng? Những long vương ấy thụ thân rồng có đủ nanh vuốt, vảy sừng, thật đáng sợ. Lại thêm hôi thối không thể đến gần. Mang thân súc sinh rất chướng ngại pháp xuất gia, không tránh được nạn chim

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *