Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / PUCL QUYỂN 5 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO

PUCL QUYỂN 5 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO

kết giao nhiều năm, ân nghĩa chẳng phải nhẹ mà nay bỗng nhiên chia li, há không buồn hận sao? Nhưng tình thế bắt buộc, không thể chung sống dài lâu. Mỗi người chúng ta hãy cố gắng chịu đựng vậy!
Nói xong Tri Quỳnh bảo người hầu mang rượu và thức ăn đến, hai người cùng ăn uống. Tri Quỳnh lại mở túi đan, lấy hai bộ y phục đã may sẵn tặng cho Nghĩa Khởi, tặng thêm một bài thơ, rồi cầm tay nói lời từ biệt mà nước mắt tuôn trào. Sau đó cô lặng lẽ bước nhanh lên xe đi mất.
Nghĩa Khởi đau buồn nhiều ngày, đến nỗi sinh bệnh, thân hình tiều tụy. Trải qua thời gian lâu, một hôm Nghĩa Khởi đến núi Ngư ở Tế Băc, đang trên đường đi về hướng tây, bỗng thấy đầu con đường nhỏ có một chiếc xe ngựa giống như của ngọc nữ. Nghĩa Khởi chạy đến thì đúng là người xưa. Trí Quỳnh vội vén rèm tương kiến, buồn vui lẫn lộn, rồi nhường bên trái cho Nghĩa Khởi ngồi, hai người cùng về Lạc Dương, làm phòng xá nối lại mối giao tình tốt đẹp ngày xưa. Nhưng bấy giờ, cô không đến đi hằng đêm như ngày trước, mà cứ vào những ngày mồng ba tháng ba, mồng năm tháng năm, mồng bảy tháng bảy, mồng chín tháng chín và ngày rằm tháng giêng ngọc nữ đến, ở lại một đêm rồi đi. Đến niên hiệu Thái Khương (280-290), hai người vẫn còn gặp nhau như thế. về sau, nhân việc này, Trương Mậu có làm một bài Thần nữ phú.
4.I.5.5. Đời Lương, sa-môn Thích Tuệ Thiệu: Sư họ Trần, người ở Thái Khâu, Dĩnh Xuyên, xuất gia trụ tại chùa Long Uyên, Thục Đô. Sư học nhiều hiểu rộng, thông minh xuất chúng, sống thiểu dục trí túc. Vào ngày mồng ba tháng bảy, niên hiệu Thiên Giám thứ hai (503), lúc năm mươi bốn tuổi, sư thị tịch trong pháp đường Ma-ha-diễn tại chùa Long Uyên. Bấy giờ một người hiền ở Thành Đô tên là ứng Thủy Phong, do bệnh nên ngừng thở, nhưng ngực vẫn còn ấm, năm ngày sau tỉnh lại kể: “Tôi bị sứ giả bắt đến chỗ Diêm-la vương nghe phán: ‘Nghinh đón pháp sư!’. Lát sau sư Tuệ Thiệu đến, Diêm-la vương xuống tòa chắp tay đỉnh lễ, rồi im lặng trở về tòa ngồi, soạn văn thư và viết hai chữ ‘Đại Chính’. Sau đó Tuệ Thiệu ra ngoài, ngồi tại một cội cây lớn bên con đường rộng lớn. Tôi lại thấy một tiểu đồng nâng chiếc khay đan bằng cây liễu sơn đen có đặt tấm ca-sa và bảo sư đắp, rồi có mười vị tăng đến đón. Trong đó, tôi chỉ biết hai vị thiền sư là Hòa và Từ. Bấy giờ cờ phướn rợp trời, thỉnh sư bay lên hư không đi mất”.
Cũng trong đêm ấy, một vị ni ở chùa An Phố vì bệnh lâu ngày nên mê ngất, sau khi tỉnh lại, vị ni kể: “Tôi tiễn pháp sư Thiệu và năm trăm vị tăng bước lên thang bảy báu đến giảng đường trên cung trời. Nơi ấy đất như thủy tinh, sáng lòa rực rở, nghiêm chỉnh, cũng có phất trần, bàn ghế, hoa sen nở khắp nơi. Pháp sư Thiệu lên tòa thuyết giảng, không lâu thì đứng dậy, bảo những người tiễn biệt trờ về
Những điềm sổng chết cảm hiện đều giống như vậy
4.2. CÕI NGƯỜI
4.2.1. Lời dẫn
Bàn về con người, thì thân hình hư giả, mang nhiều ác nghiệp, thích tạo lỗi lầm, bỏ đạo nhân trí, dứt nghĩa lương ân, cho nên thôi Trữ giết vua, Thương Thần hại cha, thất hùng xâm đoạt, lục quốc tranh nhau. Tất cả chạy theo tâm kiêu xa, khoe bày thói dâm đãng, khiến cho thuần phong vĩnh viễn đoạn, mĩ tục mãi mãi không còn, lại thêm ba độc, mười triền tranh nha phát khởi, bốn dòng mênh mông, năm cái sâu thẳm, điên đảo vô minh ngày càng tăng trưởng mạnh. Khiến cho thân như cây bên bờ vực, mạng tựa thành trì sắp bị phá tan. như giọt mật rơi vào miệng dễ tan. Như dây mọc bên miệng giếng khó bảo toàn. Cuối cùng rồi cũng sẽ nơi nấm mồ dưới cội tùng tiếng khóc não lòng? bên cổng lớn nhà cao lời bi ai uất nghẹn.
Vì thế hôm nay tất cả đều nên sám hối. Hễ là con người, từ thường trí hạ ngu, tây tận Cù-di, đông cực Vu-đãi, bắc đên Đan-việt, nam tột Diêm-phủ, cho đến nhừng kẻ ở nhà lợp ván, màn trướng bằng lông, vẽ mình xõa tóc, ăn lông ở lỗ, sống tổ chui hang, chạm móng nhuộm răng, hoặc kẻ không nhà không cửa lang thang khắp chốn, hoặc kẻ vượt biển rộng sông sâu, hoặc đu dây qua non hiểm, hoăc làm lính thú biên cương mang giáp cầm đao, hoặc giám sát tù nhân mang vàng vác gồ, tất cả đều nguyện siêng tu lễ nghĩa, khiêm cung, nhân từ, hiếu thuận, dứt tâm phóng đàng, đoạn tuyệt hoang dâm. Đế cho thân như vàng đá, hình tựa non cao, tám khổ không thể xâm, chín hoạnh vĩnh viễn đoạn.
4.2.2. Giải thích danh từ Nhân (loài người)
Theo luận Bà-sa, nhân là ngừng dứt ý niệm. Nghĩa là trong sáu đường, đây là thành phần có khả năng ngừng dứt ý niệm, cho nên gọi là nhân. Nói rõ hơn, trong sáu đường chỉ con người mới có năng lực ngừng dứt tâm ý phiền não loạn động, nên gọi Nhân là chấm dứt ý niệm. Có thuyết giải thích Nhân là nhẫn, tức có khả năng nhẫn chịu tất cả những cảnh thuận nghịch ở thế gian.
Luận Lập thể A-tì-đàm ghi: “Vì sao nhân đạo gọi là Ma-thố-sa? Vì có tám nghĩa: thông minh, hơn hết, ý vi tế, chính giác, trí tuệ tăng trường, có khả năng phân biệt thật giả, có căn khí nhận lãnh thánh đạo, do nghiệp thông tuệ sinh ra”.
Luận Tân Bà-sa ghi:
Hỏi: Vì sao gọi cõi này là Mạt-nô-sa?
Đáp: Ngày xưa Chuyển luân thánh vương Mạn-thú-đa thông báo với nhân dân: “Các người muốn làm việc gì, trước nên suy nghĩ, xem xét và cân nhắc kĩ”. Nhân dân trong nước nghe dạy đều thực hành theo. Từ đó mà thành thạo các nghề, kĩ thuật tinh xảo. Vì nhân dân chuyên tâm suy nghĩ, xem xét việc làm cho nên gọi là Mạt-nô-sa. Có thuyết cho rằng do trước tạo tác làm tăng trưởng diệu hạnh của thân miệng ý bậc hạ mà hướng đến nơi ấy, sinh nơi ấy, khiến nơi sinh nối tiếp không gián đoạn, cho nên gọi là Nhân thú. Có thuyết cho rằng vì quá kiêu mạn nên gọi là Nhân, nghĩa là trong năm đường, loài người kiêu mạn nhất. Có thuyết cho rằng vì có năng lực làm cho tâm ý vắng lặng nên gọi là Nhân; nghĩa là trong năm đường, không loài nào có khả năng làm cho tâm ý vắng lặng hơn loài người, nên gọi là Nhân. Cho nên khế kinh ghi: “Loài người có ba năng lực vượt chư thiên: một là dũng mãnh, hai là năng lực ghi nhớ, ba là Phạm hạnh.
4.23. Trụ xứ
Luận Tân Bà-sa ghi: “Loài người trong bốn thiên hạ an trú tại bốn châu lớn: Diêm-phù, Tì-đề-ha, Cù-đà-di và Câu-lô; cũng trụ tại bốn châu vừa: Cự-lạp-bà và Kiêu-lạp-bà thuộc châu Câu-lô, Đề-ha và Tô-ha thuộc châu Tì-đề-ha, Xá-tri và Ốt-đát-la-mạn-đát-lí-noa thuộc châu Cù-đà-di, Già-mạt-la và Phiệt-la-già-mạt-la thuộc châu Diêm-phù. Thân người ở tám châu này rất nhỏ bé, giống người lùn ở cõi này. Có thuyết cho rằng loài người ở bảy châu, còn la-sát-bà ở châu Già-mạt-la. Có thuyết cho rằng tám châu này là tên gọi khác của bốn châu mà thôi, vì mỗi một châu đều có hai tên gọi. Nói vậy, đúng như lúc đầu đã trình bày, trong tám châu này, mỗi châu có năm trăm châu nhỏ phụ thuộc, trong đó hoặc loài người trú, hoặc phi nhân trú, hoặc không có loài nào”
Hỏi: Hình mạo con người như thế nào?

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *