Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / PUCL QUYỂN 5 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO

PUCL QUYỂN 5 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO

Lát sau quỉ lại biến hình khác, sư đều tùy thuận, dùng lời xua đuổi. Hôm nọ trời rất lạnh, có một người nữ dung mạo xinh đẹp, y phục sang trọng, dáng vẻ ôn nhu, tự xưng là thiên nữ đến xin tá túc. Thiên nữ nói:
– Thấy thượng nhân có đức, chư thiên sai tôi đến thăm hỏi ngài.
Sau đó thiên nữ dùng ngôn từ kích động tâm dục cùa sư, nhưng sư vẫn giữ ý chí kiên cố, tâm không mảy may xao động. Sư nói:
– Lòng ta như tro lạnh, không thể dùng đãy da hôi kia mà thử ta!
Thiên nữ kia liền vọt lên mây bay đi, nhưng vẫn quay lại ca ngợi:
– Nước biển có thể cạn, núi Tu-di có thể đổ, nhưng vị thượng nhân kia giữ tâm ý thật kiên trinh.
Niên hiệu Long An thứ ba (399), sư cùng với ngài Pháp Hiển sang Tây Vực, về sau không biết thị tịch nơi đâu.
4.I.5.3. Đời Ngụy, Thích Đàm Loan: Sư người Nhạn Môn, nhà gần núi Ngũ Đài, xuất gia trụ tại chùa Huyền Trung, Thạch Bích cốc, Tây Hà. Sư có nhiều biểu hiện thần dị, nhưng người đời ít ai biết đến. Do bị bệnh đường hô hấp, nên sư đi khắp nơi chữa trị. Một hôm đến vùng đất xưa thuộc Tần Lăng ở Phàn châu, sư vào thành, lên cửa đông ngắm mâyxanh. Bỗng nhiên cổng trời mở toang, tòa vị chư thiên cõi Lục Dục sắp bày trên dưới rất nhiều lớp, tất cả hiện ra rõ ràng trước mắt sư, do đây sư hết bệnh. Sau đó sư đến nơi ở của Đào Hoang Cảnh tại Giang Nam tìm cầu thuốc tiên, mong được trường thọ. Đến nơi, hai bên luận đàm vui vẻ, chủ nhân liền trao cho sư mười quyển sách nói về Tiên phương để đáp lại hảo ý đến thăm.
Sư về đến Chiết Giang, nơi đây có thần Bào Lang Tử, hễ một lần khuấy động thì dòng sông dậy sóng bảy ngày mới yên. Sư đên, gặp lúc sóng mới nổi, không có cách gì qua sông, nên đến miếu thờ thần thật lòng cầu khấn và nguyện: “Nếu thần đáp ứng lời cầu thỉnh thì sẽ lập miếu thờ”. Lát sau thần hiện hình, dáng mạo như người nam hai mươi tuổi, đến nói: “Nếu sư muốn qua sông thì sáng sớm ngày mai hãy đi, mong sư không nuốt lời!”. Sáng hôm sau, sóng vẫn to gió vẫn lớn, nhưng khi sư vừa bước lên thuyền thì gió lặng sóng yên, nhờ đó mà sư sang được bờ kia.
Vua Lương rất kính trọng sư, nên ban chiếu lập miếu thờ thần sông. Sau đổ sư từ giã vua trờ về đất Ngụy, rồi tìm danh sơn, y theo sách mà luyện tiên dược. Nhưng vừa đến Lạc Hạ thì gặp Trung Quốc tam tạng Bồ-đề-lưu-chi, sư đến hỏi:
– Nhà Phật có pháp trường sinh bất tử xuất sắc hơn tiên kinh ở nước này không?
Ngài Bồ-đề-lưu-chi nghe hỏi liền nhổ nước miếng xuống đất rồi nói:
– Ông nói cái gì? Không thể so sánh như thế được! Nơi nào trong đất nước này có pháp trường sinh bất tử? Dầu được trường sinh bất tử thì cuối cùng cũng luân hồi trong ba cõi.
Nói xong ngài Bồ-đề-1ưu-chi trao cho sư bộ Quản kinh và bảo:
– Đây là phương thuốc cùa bậc Đại tiên, y theo đây mà tu hành sẽ thoát sinh tử, vĩnh viễn không còn luân hồi.
Thế là sư vào chùa Huyền Trung tại Thạch Bích cốc, Bắc sơn, Phần châu, y kinh nhất tâm tu Tịnh nghiệp.
Lúc sư lâm chung, cờ phướn, lọng tàn hiện đến rực cả chùa viện, hương thơm xông khắp nơi, tiếng nhạc du dương, mọi người lên chùa đều nghe thấy. Lúc ấy sư trụ tại Bình Diêu sơn tự, đã sáu mươi bảy tuổi, nhằm niên hiệu Hưng Hòa thứ tư (542).
4.1.5.4. Đời Tào Ngụy, cư sĩ Chuyên Huyền Siêu. Huyền Siêu tự là Nghĩa Khởi, làm việc tại quản Tế Bắc. Khoảng niên hiệu Gia Bình (249-254), đêm nọ đang một mình nẳm ngủ, ông mộng thấythần nữ đến tự xưng là ngọc nữ, người ở Đông quận, họ Thành Công, tự là Tri Quỳnh, cha mất sớm, thiên đế thương cô độc, nên cho xuống hạ giới xuất giá theo chồng. Ngay trong mộng, thần thức Nghĩa Khởi cảm ngộ, khen ngọc nữ dung nhan diễm lệ, chẳng phải người phàm.
Sau khi thức giấc, Nghĩa Khởi vẫn còn mơ tưởng, cảm thấy như lúc còn lúc mất. Như vậy, ngọc nữ công nhiên đến vui chơi ba bốn đêm, mỗi lần đến đều ngồi xe có mui rèm, theo sau là tám tì nữ, y phục bằng tơ lụa nhiều màu, dung nhan và tư thái giống như phi tiên. Họ đều nói là mười bảy tuổi, nhưng xem giống như các cô gái mười lăm tuổi. Trên xe có năm bình rượu lưu li xanh nhạt và các chén bát rất ki lạ. Ngọc nữ cho bày biện rồi cùng với Nghĩa Khởi uống ăn. Ngọc nữ nói với Nghĩa Khởi:
– Thiếp là ngọc nữ cõi trời, được sai xuống hạ giới lấy chồng, nên mới theo chàng. Đây chẳng phải là phúc đức của chàng, bởi cảm vận ngày xưa mà thành duyên chồng vợ. Việc này không có lợi, nhưng cũng chẳng có hại. Nhưng mỗi khi đến đây thường được ngồi xe có mui rèm, cỡi ngựa khỏe, ăn uống những món ngon lạ, y phục toàn bằng tơ lụa, không thiếu vật gì. Nhưng thiếp là thần nhân, nên không thể sinh con cho chàng, cũng không có lòng đố kị, không làm hại việc hôn nhân của chàng.
Từ đó hai người trở thành vợ chồng, ngọc nữ tặng Nghĩa Khởi bải thơ:
Phiêu đãng bỗng tương phùng
Tiếng nhạc dội non cao
Linh chi đâu cần tưới
Chí đức hẹn đúng thời
Thần tiên nào luống đến
Ứng vận đến gặp nhau
Nhân ta, năm họ hiền
Đuổi ta, chuốc họa tai.
Đây chỉ nêu sơ lược, chứ toàn văn đến hơn hai trăm lời, không thể ghi hết. Ngọc nữ còn chú thích Chu Dịch gồm bảy quyển và các sách chiêm bói cát hung… Nghĩa Khởi vận dụng được yếu chỉ trong đó.
Hai người sống với nhau như thế được bảy tám năm. Sau khi được cha mẹ cưới vợ, chỉ gần gũi vợ ban ngày thì Nghĩa Khởi ngại, ban đêm thì ông ngủ. Còn ngọc nữ thì đêm đến, ngày đi, nhanh nhẹn và nhẹ nhàng như bay, chỉ có Nghĩa Khởi thấy, những người khác thì không. Tuy cả hai gặp nhau trong phòng kín, nhưng bên ngoài vẫn nghe văng vẳng có tiếng người, lại thường thấy dấu vết mà không thấy hình. Một thời gian sau, mọi người lấy làm lạ, mới tra hỏi, Nghĩa Khởi kể rỏ. Sự việc đã bị lộ, ngọc nữ liền xin từ giã, cô nói:
– Thiếp là thần, tuy giao tình với chàng, nhưng không muốn cho người nhìn thấy, mà tính chàng khinh suất, đã tiết lộ cho người biết. Thiếp và chàng

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *