Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / PUCL QUYỂN 4 – CHƯƠNG NHẬT NGUYỆT TINH TÚ

PUCL QUYỂN 4 – CHƯƠNG NHẬT NGUYỆT TINH TÚ

Kinh Đại phương đẳng đại tập niệm Phật tam-muội ghi: “Tất cả mặt đất đều nổi sáu hình thái chấn động: một, động, biến động, đẳng biến động; hai, chấn, biến chấn, đẳng biến chấn; ba, dũng, biến dũng, đẳng biến dũng; bốn, hống, biến hống, đẳng biến hống; năm, khởi, biến khởi, đẳng biến khởi; sáu, giác, biến giác, đẳng biến giác. Sáu hình thái này mỗi mỗi gồm có ba, cộng thành mười tám hình thái khác nhau. Như vậy thành đông trồi tây sụt, tây trồi đông sụt, nam trồi bắc sụt, bác trồi nam sụt, giữa trồi các biên sụt, các biên trồi giữa sụt”.
Luận Lập thế A-tì-đàm ghi “Đức Phật bảo Phú-Lâu-na:
– Các vị trời có thần thông uy đức lớn, nếu muốn thì có thề làm mặt đất chấn động, Các tig kheo có thần thông và uy đức lớn có thểkhiển mặt đất lớn thành nhỏ, nhỏ thành lớn; cũng có khả năng làm mật đất chấn động. Lại có gió Tì-lam-bà khiến đất chấn động, gió này thường thổi mạnh, khiến mặt đất rung động không dừng. Thế lực của gió bốc lên, có lúc thổi xuống, cũng có lúc thổi ngang. Gió này bình đẳng, chuyển khắp, giữ chặt lẫn nhau”.
Luận Đại trí độ ghi: “Có bốn nguyên nhân làm mặt đất chấn động: do lửa, do rồng, do chim cánh vàng, do hai mươi tám tinh tú. A-la-hán và chư thiên cũng có năng lực làm mặt đất chấn động”.
Kinh Tăng nhất A-hàmghi: “Lúc Đức Phật trú tại thành Xá-vệ, Ngài dạy các tì-kheo:
– Có tám nguyên nhân làm cho mặt đất rung động mạnh:
1. Mặt đất này dày sáu mươi tám nghìn do-tuần, được nước giữ yên, nước lại nương vào hư không. Lúc gió thổi trong hư không thì nước xao động, nước xao động thì mặt đất rung mạnh.
2. Ti-kheo có đại thần thông, ý muốn tự tại, xem đại địa như ở trong lòng bàn tay, có thể làm cho đất chấn động.
3. Chư thiên có thần thông và uy đức lớn.
4. Khi bồ-tát ở cõi trời Đâu-suất muốn giáng trần hạ sinh thì mặt đất chấn động.
5. Khi bồ-tát tự biết đã ở trong thai mẹ, thì mặt đất chấn động.
6. Khi bồ-tát biết đã đủ mười tháng, sắp ra khỏi thai, thì mặt đất chấn động.
7. Khi bồ-tát xuất gia, ngồi nơi đạo tràng hàng phục ma quân, thàng tựu Đẳng chính giác, thì mặt đất chấn động.
8. Vào vị lai, Phật vào cõi Vô dư niết-bàn thì mặt đất chấn động mạnh”.
Theo kinh ghi, mặt đất chấn động cũng có nhiều trường hợp, hoặc thánh nhân ra đời, hoặc khi núi chấn động thì có chư Phật, bồ-tát ra đời, hoặc thánh nhân chứng bốn quả Thánh văn ra đời. Có lúc chấn động một thế giới, có lúc nhiều thế giới. Có lúc chúng sinh phúc mỏng, chiêu cảm mặt đất chấn dộng phá hủy y và chính báo như kinh đã nói.
* Lòi bàn
Từ đây trờ xuống lược thuật ý nghĩa trời đất mới phân, âm dương hình biến trong các sách thế tục. Theo thứ tự nêu ra năm lớp: Nguyên khí, Thái dịch, Thái sơ, Thái thủy, Thái tố.
1. Nguyên khí: Hà Đồ ghi: “Nguyên khí vô hình, mờ mờ mịt mịt, cái nằm ngửa là đất, cái úp lạilà trời”. Lễ Thống ghi: ‘Trời đất do nguyên khí sinh ra, là tổ của muôn vật”.
An Đế vương thế kỉ của Hoàng Phủ Sĩ ghi: ‘‘Nguyên khí mới manh nha thì gọi là Thái sơ”, Tam ngũ lịch kỉ ghi: “Khi chưa có trời đất thì thế gian mênh mông mờ mịt, hình thể như trứng gà; khi hỗn độn vừa mở, mịt mờ mới phân; năm khởi đầu từ Nhiếp đề, nguyên khí bắt đầu khai”. Đế hệ phả ghi: Trời đất mới hình thành, khắp nơi đều mờ mịt. Bấy giờ sinh ra Thiên Hoàng ở ngôi một vạn tám nghìn năm, lấy Mộc đức cai trị”.
Liệt Tử nói: “Hữu hình sinh từ vô hình, thì trời đất đâu có từ nơi nào mà sinh (Trương Kiền chủ thích: Trời đất không từ đâu sinh, chỉ tự nhiên mà có). Cho nên có Thái dịch, Thái sơ, Thái thủy, Thái tố. Đầu tiên biến làm một, một biến thành bảy, bảy biến thảnh chín, chín biến thành vô cùng. Biến làm một một là khởi đầu của hình biến; khí sạch nhẹ thì bốc lênn trên thành trời; khí ô trược nặng lắng xuống dưới thành đất, khí trung hòa ở giữa thành người. Cho nên trời đất hàm chứa tinh khí, vạn vật từ đó hóa sinh. Cho nên thiên Hệ từ phần thượng trong kinh Dịch ghi: ‘Dịch có Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái ấn định tốt xấu”’.
Xuân Thu cảm tinh phù ghi: “Nhân chủ đồng sáng như nhật nguyệt, thành tín như bốn mùa xoay chuyển. Cho nên cha là trời, mẹ là đất, nhật là anh, chị là nguyệt” (Cha là trời nên tế ở đàn tròn, mẹ là đất nên tế ở đàn vuông, anh là nhật nên tế ở đông giao, chị là nguyệt nên tế ở tây giao), Xuân Thu đề từ ghi: “Trời tức là Trấn, ngồi trên cao mà xử lí chuyện hạ giới, vì người mà bố trí các tinh tú.Tất cả đều là Thái nhất (Thái tức là Đại) nhưng phân thành nhiều tên gọi. Cho nên lấy chữ Nhất và chữ Đại tạo thành chữ Thiên
Xuân Thu hệ lộ ghi: “Trời có mười căn nguyên chính: trời, đất, dương, âm, đất, người, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Trời cũng có tính khí mừng giận, có tâm vui buồn, giống con người. Nếu kết hợp theo tính giống nhau, thì trời người là một. Mùa xuân khí mừng cho nên có sinh nở, mùa thu khí giận cho nên có giết chóc, mùa hạ khí vui cho nên dưỡng dục, mùa đông khí buồn cho nên ẩn nấp. Bốn việc theo bốn mùa này, trời và người đều có và giống nhau”.
Nhĩ nhã ghi: “Trời xanh cao rộng, mùa xuân thì Thương thiên, mùa hạ thì Hạo thiên, mùa thu thì Mân thiên, mùa đông thì Thượng thiên. Quàng nhã ghi: “Trời hình tròn, chiều nam bắc rộng hai ức ba vạn ba nghìn năm trăm dặm bảy mươi lăm bộ, chiều đông tây ngắn hơn bốn bộ, chu vi sáu ức mười vạn bày trăm dặm hai mươi lăm bộ. Từ mặt đất đến trời cao một ức một vạn sáu nghìn bảy trăm tám mươi mốt dặm rưỡi. Chiều dày của đất bằng chiều cao đến trời”.
Chu thiên thất hành lục gian trong Hiếu kinh ghi: “Chư thiên có bảy trụ phân thành sáu khoảng, mỗi trụ cách nhau một vạn chín nghìn tám trăm ba mươi ba dặm cộng một phần ba dặm, tổng cộng sáu khoảng là mười một vạn chín nghìn dặm. Từ trụ trong đến trụ giữa, từ trụ giữa đến trụ ngoài, mỗi mỗi cách nhau năm vặn chín nghìn năm trăm dặm”.
Chân diệu đạc trong Lạc thư ghi: “Chư thiên có ba trăm sáu mươi lăm độ và một phần tư độ. Mỗi độ bằng một nghìn chín trăm ba mươi hai dặm. Thế thì trời đất cách nhau mười bảy vạn tám nghìn năm trăm dặm”. Luận hành ghi: “Mỗi ngày mặt trời di chuyển một độ, một độ bằng hai nghìn dặm. Ban ngày, mặt trời đi một nghìn dặm, nhanh như kì lân”.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *