Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / PUCL QUYỂN 4 – CHƯƠNG NHẬT NGUYỆT TINH TÚ

PUCL QUYỂN 4 – CHƯƠNG NHẬT NGUYỆT TINH TÚ

rồi lặn ở phương tây’. Thấy lần thứ ba, họ cũng nói: ‘Ánh sáng của Nhật thiên chiếu soi nơi đây’. Vì thế có những danh từ này xuất hiện”.
Luận Đại trí độ ghi: “Mặt trời, mặt trăng đều có chu vi năm trăm do-tuần, mà nay thấy bằng cái quạt”.
Kinh Xửxứ ghi: “Đức Phật nói với A-nan:
– Mắt con người chỉ thấy biết trong vòng bốn mươi hai vạn do-tuần”.
Luận Lập thế A-tì-đàm ghi: “vì sao gọi là ngày, là đêm? Do có mặt trời nên có đêm có ngày. Bản chất của cõi Dục là tối tăm, khi không cò ánh sáng mặt trời thì gọi là đêm. Khi ánh sáng mặt trời hiện thì gọi là ngày”.
Kinh Khởi thế ghi: “Đức Phật dạy các tì-kheo;
– Diêm-phù-đề đúng trưa, thì tại châu Phầt-ba-đề mặt trời vừa lặn. Tại Cù-đa-ni mặt trời vừa mọc thì tại Uất-đơn-việt đúng nửa đêm. Tại Cù-da-ni mặt trời đúng trưa thì tại Diêm-phù-đề mạt trời vừa lặn.
Tại uất-đơm-việt mặt trời vừa mọc thì tại Phất-ba-đề đúng nửa đêm. Tại uất-đơn-việt đúng trưa thì tại Cù-da-ni mặt trời vừa lặn. Tại Phầt-ba-đề mặt trời mới mọc thì tại Diêm-phù-đề đúng nửa đêm. Phất-ba-đề đúng ngọ thì tại uất-đơn-việt mặt trời vừa lặn. Tại Diêm-phù-đề mặt trời mới mọc thì tại Cù-da-ni đúng nửa đêm.
Người Diêm-phù-đề cho là phương tây thì người ở Cù-da-ni cho là phương đông. Ngươi ở Cù-da-ni cho là phương tây thi người Uất-đơn-việt cho là phương đông; người uất-đơn-việt cho là phương tây thì người Phất-ba-đề cho là phương đông. Người Phất-ba-đề cho là phương tây thì người Diêm-phù-đề cho là phương đông. Hai phương nam bắc cũng như thế”.
3.7. KHUYẾT VÀ TRÒN
Luận Lập thế A-tì-đàm ghi: “Sao gọi là hắc bán, bạch bán? Do mặt trời nên có nửa tháng tối, nửa thảng sáng. Mặt trời luôn đuổi theo măt trăng, mỗi ngày gần nhau bốn vạn tám nghìn tám mươi do-tuần, mỗi ngày cách xa nhau cũng như vậy. Nếu gần nhau thì mỗi ngày mặt trăng tròn bị mặt trời che lâp ba đo-tuần, một do-tuần thì che một phần ba. Vì thế vào ngày thứ mười lăm mặt trăng bị che hoàn toàn, vào ngày này hắc bán mãn. Nếu hằng ngày mặt trời cách xa mặt trăng bốn vạn tám nghìn tám mươi do-tuần. thì mặt trăng mỗi ngày lộ ra ba do-tuần, một do-tuần thì lộ ra một phần ba. Vì thế ngày mười lăm mặt trăng hiện tròn đầy, thế gian gọi đây là bạch bán viên mãn. Nếu mặt trời và mặt trăng cách xa tối đa thi mặt trăng tròn đầy, thế gian gọi là bạch bán viên mãn. Nếu mặt trời và mặt trăng tụ hội một nơi, thì gọi là hợp hành, thế gian gọi là hắc bán viên mãn. Nếu mặt trời theo sau mặt trăng, ánh sáng mặt trời sẽ chiếu vào ánh sáng mặt trăng, Vì ánh sáng mặt trăng thô, nên khi bị chiếu liền có bóng, bóng này trử lại che lấp mặt trăng. Vì thế thấy phần sau của mặt trăng không tròn đầy. Do bóng này dần dần che lấp, cho đến ngày mười lăm thì mặt trăng bị phủ hoàn toàn, đó gọi là hắc bán. Nếu đi trước thì hằng ngày dần dần mở ra cũng như thế, cho đến ngày mười lăm thì mặt trăng hoàn toàn tròn sáng, đó gọi là bạch bán”.
Kinh Khởi thế ghi:
Hỏi: Vì sao mùa đông ngày ngắn đêm dài?
Đức Phật đáp:
– Sau sáu tháng, cung điện của Nhật thiên dần dần di chuyển về phương nam, mỗi một ngày đi được sáu câu-lô-xá, không bao giờ sai lệch. Lúc bấy giờ cung điện Nhật thiên chiếu xuống vùng cực nam Diêm-phù-đề. Vì địa hình nơi đây rất hẹp, nên Nhật thiên qua rất nhanh. Do đó, vào mùa đông, ngày ngắn đêm dài.
Hỏi: Vì sao mùa xuân và hạ ngày dài đêm ngắn?
Đức Phật đáp:
– Qua sáu tháng chuyển về phương nam thì cung điện Nhật thiên dần dần di chuyển về phương bắc. Mỗi một ngày đi được sáu câu-lô-xá, chưa từng sai lệch quĩ đạo hằng thường. Lúc bấy giờ, cung điện ở trung tâm của Diêm-phù-đề, địa thế vùng này rất rộng lớn, cung điện đi qua lâu hơn, vì thế ngày dài. Do đó vào mùa xuân mùa hạ ngày dài đêm ngắn”.
Luận Đại trí độ ghi: “Trong phẩm A-bệ-bạt-trí nói về ngày, tháng, năm, mùa. Ngày gọi là từ sáng đến sáng, chia làm ba thời là sơ phần, trung phần và hậu phần, đêm cũng chia làm ba thời. Một ngày mộtđêm gồm ba mươi giờ. Vào Xuân phân và Thu phân, ban ngày và ban đêm đều mười lăm giờ. Những mùa khác thì tăng hoặc giảm, như tháng năm thì ban ngày đến mười tám giờ, ban đêm chỉ mười hai giờ. Tháng mười một thì ban đêm mười tám giờ, ban ngày chỉ mười hai giờ. Một tháng có ba mươi ngày rưỡi, hoặc ba mươi ngày, hoặc hai mươi chín ngày rưỡi, hoặc hai mươi bảy ngày rưỡi, về tháng thì có bốn loại: Tháng theo mặt trời có ba mươi ngày rưỡi, tháng thế gian có ba mươi ngày. Tháng theo mặt trăng có hai mươi chín ngày cộng thêm ba mươi cùa sáu mươi hai phân. Tháng theo tinh tú có hai mươi bảy ngày cộng thêm hai mươi mốt của sáu mươi phân. Tháng nhuận thì rút ra từ tháng theo mặt trời và tháng thế gian, gọi là tháng mười ba, hoặc mười ba tháng là một năm. Năm này có ba trăm sáu mươi sáu ngày, đi hết một vòng thì trở lại.
Bồ-tát biết các phần trong một ngày, phần trước đã qua, phần sau chưa đến, phần hiện tại không có trụ xứ, không có tướng để nắm bắt. Vậy ngày rỗng không, hoàn toàn chẳng có gì, đến ngày ba mươi thì hai mươi chín ngày đã qua, vậy làm sao hòa hợp thành tháng? Vì không có tháng, lấy gì hòa hợp thành năm? Vì thế, pháp thế gian như huyễn, như mộng, chỉ là pháp dối gạt tâm. Bồ-tát biết ngày, tháng, năm hòa hợp của thế gian, biết tan hoại, không còn gì. Như thể là phân biệt thấu đáo”.
3.8. MÂY BAY
Kinh Khởi thế ghi: “Thế gian có bốn loại mây là trắng, đen, đỏ và vàng. Nêu mây màu trắng thì chứa nhiều địa giới, mây màu đen chứa nhiều thủy giới, mây màu đỏ chứa nhiều hỏa giới, mây màu vàng chứa nhiều phong giới. Có loại mây từ đất vọt lên hư không cao một câu-lô-xá, hoặc hai, ba, cho đến bảy câu-lô-xá. Có loại mây bay trên hư không cao một do-tuần cho đến bảy do-tuần; có loại bay trên hư không cao một trăm do-tuần cho đến bảy trăm do-tuần. Có loại mây từ đất vọt lên hư không cao một nghìn do-tuần cho đến bảy nghìn do-tuần, cho đến kiếp tận”.
Kinh Trường A-hàm ghi: “Vào kiếp sơ, có loại mây bay đến trời Quang Âm”.
3.9. SẤM SÉT
Kinh Khởi thế ghi: “Đức Phật dạy các tì-kheo:
– Nếu có ngoại đạo đến hỏi các ông: “Vì sao trong hư không có âm thanh?’ thì các ông nên trả lời: ‘Có ba nguyên nhân xúc chạm nhau, khiến mây tụ trong hư không phát ra âm thanh: Một, phong giới và địa giới trong mây xúc chạm nhau phát ra âm thanh; hai, phong giới và thủy giới trong mây xúc chạm nhau phát ra âm thanh; ba,

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *