Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / PUCL QUYỂN 4 – CHƯƠNG NHẬT NGUYỆT TINH TÚ

PUCL QUYỂN 4 – CHƯƠNG NHẬT NGUYỆT TINH TÚ

thể phát ánh sáng. Là đá thì tính chất của nó chặt và nặng, vậy buộc dính vào đâu. Hơn nữ, một vì sao lớn có đường kính một trăm dặm, một chòm sao từ đầu đến đuôi cách mấy vạn dặm. Như thế những vật trăm dặm kéo dài liên tiếp mấy vạn dặm, rộng hẹp, dọc ngang mà không bao giờ thêm bớt. Sao đồng màu sắc với mặt trời, mặt trăng, chỉ phân biệt theo lớn nhỏ khác nhau mà thôi. Nhưng mặt trời-mặt trăng lại thật là đá sao? Đá thì thể rắn và chặt khít, không dung chứa quạ và thỏ. Đá đâu thể một mình vận chuyển trong không khí. Còn thể của khí thì nhẹ nổi, hợp với thiên không, đến đi, xoay chuyển không chống trái. Vả lại, sự di chuyền ấy, mỗi mỗi nhanh chậm khác nhau. Tại sao mặt trời, mặt trăng, năm ngôi sao, hai mươi tám chòm sao, mỗi mỗi đều có quĩ đạo, chuyền động không đều? Lẽ nào bỗng nhiên khí biến thành đá?
Đất đã vẩn đục, lẽ ra nặng chìm, nhưng đào đất thì được suối, vậy đất nổi trên nước. Phía dưới túi nước ấy có vật gì? Ao hồ, hang hốc từ đâu sinh ra, tất cả chảy về đông đổ ra biển lớn, vì sao không tràn; qui đường, vĩ lữ dẫn nước đến nơi nào? Đá ốc Tiêu do khí nào đốt nóng; thủy triều lên xuống, do ai điều tiết? Thiên Hán treo trên bầu trời, vì sao không rơi xuống? Tính của nước thì chảy xuống, vì sao lại vọt lên? Trời đất vừa thành, liền có tinh tú; chín châu chưa định, các nước đã phân; hoạch định địa phận, làm sao tương ứng với vị tri tin tú vận hành trên bầu trời? Từ xưa đến nay ai đã phân chia như vậy? Quốc độ thì có thêm bớt, tinh tú thì không tăng giảm, nhưng tốt xấu, họa phúc hoàn toàn không sai. Bầu trời rộng lớn, tinh tú thì nhiều, vì sao chỉ vận hành tương ứng với địa phận Trung Quốc? Sao Mão là sao Mao đầu, thuộc địa phận Hung Nô ở phương bắc, còn như Tây Hồ, Đông Di, Nam Điêu Đề và Giao Chỉ thì bỏ sao? Từ đây mà suy thì không ai có thể biết. Như vậy, đâu được dùng những việc tầm thường của con người mà phủ định tất cả những việc ngoài vũ trụ?
Phàm người đời, hễ mắt thấy tai nghe mới tin, còn không thì nghi ngờ. Nho gia nói tự thân “trời” có các nghĩa: bao trùm, che phủ, lúc động lúc an, là chỗ di chuyển của Đẩu-Cực, chỗ hệ thuộc của Quản duy, nếu có thấy thì cũng không khắp, không đồng; nếu suy lường thì cũng không đáng để y cứ. Vì sao tin vào những ức thuyết của phàm phu mà nghi ngờ diệu chỉ của bậc thánh, để rồi chắc chắn cho là không có hằng sa thế giới, số kiếp như vi trần? Nhưng Trâu Diễn cũng có luận về Cửu châu, do người sống gần núi không tin có con cá lớn bằng cội cây, kẻ ở ven biển không tin có cội cây lớn bằngcon ca. Hán Võ đế không tin có keo Tục huyền, vua Ngụy không tin có vải Hỏa hoán; người Hồ thấy lụa, không tin lụa được dệt bằng tơ do tằm ăn dâu nhả ra; người Ngô tại Giang Nam không tin có loại lều bạt chứa cà nghìn người, khi lên Hà Bắc không tin có chiếc thuyền chứa hai vạn thạch. Đó đều là những chứng nghiệm vậy. Đến như những người giỏii thần chú, các nhà ảo thuật thế gian, trong chớp mắt có thể biến hiện mọi thứ như trồng dưa, dời giếng… hoặc đi trên lửa, trên dao… Sức phàm phu mà còn như thế, huống gì sức thần thông cảm ứng không thể nghĩ bàn, như tràng báu nghìn dặm, tòa trăm do-tuần biến thành Tịnh độ, diệu tháp từ đất vọt lên!
Tây quốc hành truyện của Vương Huyền Sách ghi: “Đời Đường, niên hiệu Hiển Khánh thứ tư (659), sứ giả đến nước Bà-lật-xà. Vua nước này sai năm cô gái diễn trò vui để tiếp đãi sứ giả. Năm cô này chuyền nhau múa ba cây đao, sau dần dần lên đến mười cây đao. Họ còn có thể mang giày đi trên dây mà ném đao, tay đùa với ba cây gậy, đao, thương, thuẫn. Họ biểu diễn nhiều món tạp kĩ và các trò ảo thuật như cắt lưỡi, rút ruột… không thể thuật hết.
3.3. NHẬT CUNG
Kinh Khởi thế ghi: “Đức Phật nói với các tì-kheo:
Cung điện của Nhật thiên dài rộng đều năm mươi mốt do-tuần, trên dưới cũng như thế. Nhìn chính diện thì giống nhà, nhìn từ xa thì giống khu vườn, do vàng và pha lê tạo thành. Mỗi một mặt có hai phần được tạo bằng vàng cõi trời, rất sáng sạch và phóng ánh sáng rực rỡ; một phần còn lại được làm bằng lưu li cõi trời cũng sáng sạch và phóng ánh sáng rực rỡ. Cung điện này do năm loại gió thổi đến giúp cung điện vận hành. Đó là gió Trì, Trụ, Tùy thuận chuyển, Ba-la-ha-ca, Tương hành. Trước cung này luôn có vô lượng vị trời dẫn đường. Khi đi họ đều được an lạc, vì thế đều gọi là Lao Hành. Tên Lao Hành có từ đây. Trong cung điện của Nhật thiên cũng có vàng Diêm-phù-đàn dùng để tạo chiếc xe cao mười sáu do-tuân, mỗi cạnh tám do-tuân, được trang hoàng rực rỡ. Thiên tử và các quyến thuộc ngự trong xe này hưởng thụ năm món dục cõi trời. Thiên tử Nhật thiên thọ năm trăm tuổi, con cháu nối tiếp kế thừa cai trị. Cung điện này tồn tại được một kiếp, thân cùa Nhật thiên tử phát ra ánh sáng chiếu khắp xe, xe lại phát ánh sáng chiếu khắp cung điện. Ánh sáng phát ra liên tục chiếu soi khăp bốn châu và các thế gian. Thân của Nhật thiên tử và xe có một nghìn tia sáng, trong đó năm trăm tia chiếu ngang, năm trăm tia chiếu xuống phía dưới. Cung điện của Nhật thiên luôn di chuyển không dừng, trong đó sáu tháng đi về phương bắc. Mỗi ngày dần dần chuyển về phương bác sáu câu-lô-xá, nhưng chưa từng sai quỹ đạo. Sáu tháng cung điện đi về phương nam, một ngày dần dần chuyển về phương nam sáu câu-lô-xá, nhưng cũng chưa từng sai quĩ đạo. Khi cung điện Nhật thiên di chuyển sáu tháng, thì nguyệt cung cũng di chuyển mười lăm ngày”.
3.4. NGUYỆT CUNG
Kinh Khởi thế ghi: “Đức Phật dạy các tì-kheo:
– Cung điện của Nguyệt thiên dài rộng đều bốn mươi chín do-tuần, tường thành bao quanh được xây bằng bảy báu. Cung điện được tạo thành bởi bạc và lưu li xanh cõi trời xen nhau. Trong đó có hai phần bạc, trắng sạch, phát ánh sáng rực rỡ; phần còn lại là lưu li xanh cõi trời, cũng rất sáng sạch như thế. Toàn cung điện, trong ngoài thông thấu, ánh sáng chiếu xa, cũng có năm ngọn gió như trên giúp cung điện di chuyển. Cung điện của Nguyệt thiên di chuyển trong hư không, cũng có vô lượng vị trời đi trước cung điện dẫn đường, họ luôn được an vui. Nơi đây cũng có xe lớn được làm bàng lưu li xanh, cao mười sáu do-tuần, rộng tám do-tuần. Nguyệt thiên từ cùng với các thiên nữ ở trong xe này, hòa hợp hưởng thụ năm món dục cõi trời, tùy ý di chuyển. Nguyệt thiên tử thọ năm trăm tuổi, con cháunối tiếp kế thừa cai trị. Cung điện này tồn tại được một kiếp. Thân của Nguyệt thiên tử phát ra ánh sáng chiếu khắp xe lưu li xanh, xe lại phát ánh sáng chiếu khắp cung điện, ánh sáng cung điện chiếu soi khắp bốn châu. Thân của Nguyệt thiên tử một nghìn tia sáng, trong đó năm trăm tia chiếu ngang, năm trăm tia chiếu xuống phía dưới. Do đó Nguyệt thiên còn gọi là Thiên Quang Minh, Lương Lãnh Quang Minh.
– Vì sao cung điện Nguyệt thiên lại dần dần hiện ra ?
Đức Phật đáp:
– Có ba nhân duyên: một, bề lưng của Nguyệt cung chuyển hiện; hai, chư thiên thân màu xanh, tất cả y phục, trang sức… đều xanh, trong nửa tháng phát ánh sáng ngăn che cung điện, vì ngăn che cho nên mặt trăng dần dần hiện; ba, sáu mươi tia sáng từ cung điện Nhật thiên chiếu ra ngăn che mặt trăng. Do các nhân duyên như thế, nên Nguyệt cung dần dần hiện.
– Vì sao Nguyệt cung tròn đầy?

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *