Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / QUYỂN 1 – CHƯƠNG KIẾP LƯỢC

QUYỂN 1 – CHƯƠNG KIẾP LƯỢC

Hỏi: Đâu là nơi bị sáu mặt trời đốt cháy?
Đáp: Đó là: Một, các suối, ao lớn nhỏ bị mặt trời thứ hai làm khô cạn; hai, các sông lớn nhỏ đều bị mặt trời thử ba làm khô cạn; ba, hổ lớn Vô Nhiệt bị mặt trời thứ tư làm khô cạn; bốn, biển lớn bị mặt trời thứ năm và một phần mặt trời thứ sáu làm khô cạn; năm, núi Tô-mê-lô và mặt đất rắn chắc bị một phần mặt trời thứ sáu và mặt trời thứ bảy thiêu đốt. Ngọn lửa này bị gió thổi bùng lan mạnh đến tận trời Phạm Thế. Như vậy, thế giới đều bị đốt cháy, dù chỉ tro đen và chút bóng dáng cũng chẳng còn; vì thế, gọi là khí thế gian đã bị hủy diệt. Đủ hai mươi trung kiếp hoại diệt như vậy rồi lại đến hai mươi trung kiếp trụ.
Hỏi: Thủy tai xảy ra như thế nào?
Đáp: Sau khi thế giới trải qua bảy lần hỏa tai, thì trời Nhị Thiền xuất hiện thủy giới câu sinh nổi lên hủy hoại khí thế gian giống như nước làm tan muối. Sau đó, thủy giới và khí thế gian đều bị nhấn chìm như thế thì đến hai mươi trung kiếp trụ.
Hỏi: Phong tai xảy ra như thế nào?
Đáp: Trải qua bảy lần thủy tai, lại tiếp đến bảy lần hỏa tai. Bấy giờ, từ địa ngục Vô gián đến trời Tam Thiên, phong giới câu sinh khởi lên phá hủy cõi thế gian, giống như gió làm khô thân thể và có thể phá hủy hết. Sau đó, phong giới này và cõi thế gian đồng thời bị hủy diệt. Sau sự hủy diệt này, thế giới lại trải qua hai mươi trung kiếp trụ. Đó là nói sơ lược về thế gian bị hủy diệt.
Luận Thuận chính lí ghi: “Ba tai kiếp lớn dấy lên ép các loài hữu tình lìa bỏ cõi thấp sinh vào cõi trời trên. Lúc đầu hỏa tai dấy lên do bảy mặt trời xuất hiện; có thuyết nói bảy mặt trời vận hành theo các đường riêng giống như chim nhạn bay. Có thuyết nói, bảy mặt trời di chuyển lên xuống và vận hành theo các đường riêng biệt, các mặt trời cách nhau năm ngàn du-thiện-na. Kế đó, thủy tai dấy lên do mưa dữ dội; có thuyết nói, trên không trung của Tam Định biên bỗng nhiên có mưa nước tro nóng; có thuyết khảc nói, thủy luân từ bên dưới phun vọt lên làm tất cả ngập chìm. Nhưng nghĩa chắc chắn là ở đây do biên sinh thủy tai. Sau cùng, phong tai dấy lên do gió tàn phá. có thuyết nói, từ trên không trung Tứ định biên bỗng nhiên nổi cuồng phong; có thuyết nói, từ phong luân bên dưới, có gió lốc lớn thổi mạnh lên trên hủy hoại mọi thứ. Đây là nghĩa chắc chắn nên biết như trên.
Tam phong tai khởi theo trình tự như thế nào? Trước hết phải liên tục khởi bảy lần hỏa tai, kế đến chắc chắn phải khởi một trận thủy tai, sau đó, liên tục xảy ra bảy trận hỏa tai. Cứ qua bảy trận hỏa tai thì cỏ một trận thủy tai, cứ như thế cho đên đủ bảy trận thủy tai, lại có bảy trận hỏa tai, rồi mới khởi phong tai. Như vậy, có tất cả năm mươi sáu trận hỏa tai, bảy trận thủy tai và một trận phong tai xảy ra. Thủy tai và phong tai đều xảy ra tiếp sau hỏa tai Hỏa tai hẳn dấy lên từ thủy và phong tai; thứ tự các tai họa phải như thế.
Hỏi: Vì sao bảy hỏa tai xảy ra rồi mới có một thủy tai?
Đáp: Vì tuổi thọ của trời Cực Quang Tịnh đến tám đại kiếp, cho nên đến đại kiếp thứ tám mới xảy ra thủy tai.
Do đó, phải trải qua bảy thủy tai, năm mươi sáu hỏa tai mới có một phong tai, vì tuổi thọ của trời Biến Tịnh là sáu mươi tư kiếp, cho nên đến kiếp thứ sáu mươi tư mới xảy ra phong tai. Nếu các hừu tình tu định ngày càng cao dần, sẽ cảm được thân dị thục có tuổi thọ ngày càng lớn. Do đó, chỗ ở cũng dần dần lâu bền”.
Vì thế, luận A-tì-đàm có kệ:
Bảy hỏa lần lượt qua,
Sau đó một thủy tai,
Bốn chín hỏa, bảy thủy,
Sau bày hỏa là phong.
Luận Đổi pháp ghi: “Vô số thế giới đầy khắp ở phương đông, có thế giới săp hoại diệt, có thể giới sắp hình thành, có thế giới đang hoại diệt, có thế giới đã hoại diệt rồi trụ, có thế giới đang hình thành, có thế giới đã hình thánh rồi trụ… Giống như phương dông, cho đến tất cả mười phương cũng như thế. Như vậy, hoặc hữu tình, hoặc cõi thế gian do sức của nghiệp phiền não mà sinh, vì nghiệp phiền não tăng thượng mà sinh, nên gọi chung là khổ đế”.
Luận Tạp tâm ghi:
Hỏi: Tại sao kiếp hoại không ảnh hưởng đến trời Tứ Thiền?
Đáp: Vì đó là nơi ở của trời Tịnh Cư. Họ không sinh lên cõi trời cao hơn, mà nhập Niết-bàn ở đó, cũng không sinh vào cõi dưới, vì cõi dưới thuộc Phi số diệt. Nếu những vị này sống vào kiếp hoại thì vẫn không bị đốt cháy, vì sức phúc đức lớn mới sinh vào nơi đây, và vì nội tâm không loạn động. Nếu chúng sinh ở cõi đó có tâm tính loạn động thì bên ngoài có tai họa. Trời Sơ Thiền kia vì nội tâm có lửa giác quán làm nhiễu loạn nên bên ngoài bị hỏa tai đốt cháy. Trời Nhị Thiền vì trong tâm có nước hi nhiễu loạn nên bên ngoài bị thủy tai nhấn chìm. Trời Tam Thiền vì trong tâm có gió hơi thở ra vào nhiễu loạn nên bên ngoài bị phong tai hủy diệt
Hỏi: Trời Tứ Thiền chưa từng bị loạn động, nhưng sao lại chẳng được thường tồn?
Đáp: Vì bị sát-na vô thường hủy diệt. Định ở cõi Tứ Thiền không liên tục, khi trời sinh vào thiên cung thì có định, khi trời ấy chết thì định cũng mất.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *