Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / QUYỂN 1 – CHƯƠNG KIẾP LƯỢC

QUYỂN 1 – CHƯƠNG KIẾP LƯỢC

Hỏi: Vì sao Thế Tôn không nói cho mọi người biết thời lượng thật của sát-na?
Đáp: Vì không có hữu tình nào có thể biết được.
Ngoài ra, kinh An-ban ghi: “Trong khoảnh khắc búng ngón tay, tâm có chín trăm sáu mươi lần biến chuyển”. Kỉnh Nhân vương ghi: “Một niệm cỏ chín mươi sát-na. Trong mỗi một sát-na có chín trăm lần sinh diệt”. Kinh Bồ-tát xử thai ghi: “Trong khoảnh khác búng ngón tay có ba mươi hai ức trăm ngàn niệm. Niệm niệm thành hình, mỗi hình đều cỏ thức. Đức Phật có uy thần thâm nhập tận thức Vi tế để độ chúng sinh”.
Luận A-tì-đàm ghi: “Tất cả có mười hai đơn vị: sát-na, đát-sát-na, la-bà, ma-hầu-la, ngày đêm, nửa tháng, một tháng, mùa, hành, năm, song và kiếp. Một sát-na dịch là một niệm; một trăm hai mươi sát-na là một đát-sát-na, dịch là một chớp mắt; sáu mươi đát-sát-na là một hơi thở, một hơi thở là một la-bà; ba mươi la-bà là một ma-hầu-la, dịch là một tu du; ba mươi ma-hầu-la là một ngày đêm. Tính ra, một ngày đêm có sáu trăm ba mươi tám vạn sát-na”.
Luật Tăng-kì ghi: “Hai mươi niệm là một chớp mắt; hai mươi chớp mắt là một búng ngón tay; hai búng ngón tay là một la-dự; hai mươi la-dự là một tu du; một ngày một đêm có ba mươi tu du. Lúc ngày dài nhất thì ban ngày có mười tám tu du, ban đêm có mười hai tu du; lúc ngày ngắn nhất thì ban ngày có mười hai tu du, ban đêm có mười tám tu du. Vào tiết Xuân phân và Thu phân thì ngày và đêm dài bằng nhau”.
Luận Tri độ ghi: “Ngày và đêm được chia làm sáu thời, có tất cả ba mươi giờ. Vào tiết Xuân phân và Thu phân, ngày và đêm đều cổ mười lăm giờ. Những thời điểm khác thì ngày đêm có tăng hoặc giảm: thảng nám thì ngày có mười tám giờ, đêm có mười hai giờ; tháng mười thì ngày có mười hai giờ đêm có mười tám giờ”.
Truyện Tây quốc cùa Ngài Huyền Trang ghi; Theo thế tục, một ngày đêm chia làm tám thời (ngày có bốn thời, đêm có bốn thời: mỗi thời có bốn phân). Từ ngày có trăng đến ngày trăng tròn gọi là bạch phần, sau đó, trăng bắt đầu khuyết đền ngày không trăng (hối) gọi là hắc phàn. ’Bạch phần và hắc phần đều dài mười bốn hoặc mười lăm ngày, tùy tháng đủ hay tháng thiếu. Bạch phần trước và hắc phần sau, hợp thành một tháng. Sáu tháng hợp thành một hành. Mặt trời đi phía trong là bằc hành, mặt trời đi phía ngoài là nam hành. Hai hành này hợp thành một năm. Một năm lạì chia thành sáu mùa, rằm tháng giêng đến rằm tháng ba là mùa nóng, mười sáu tháng ba đến rằm tháng năm là mùa cực nóng; mười sáu tháng năm đến rằm tháng bảy là mùa mưa; mười sáu tháng bảy đến rằm tháng chín là mùa tốt tươi; mười sáu tháng chín đến rằm tháng mười một là mùa lạnh; mươi sáu tháng mười một đến rằm tháng giêng là mùa cực lạnh.
Theo kinh điển Phật, môt năm có ba mùa, mười sáu tháng giêng đến rằm thảng năm là mùa nóng, mười sáu tháng năm đến rằm tháng chín là mùa mưa, mười sáu tháng chín đến rằm tháng giêng là mùa lạnh. Hoặc một năm có bốn mùa; Xuân, Hạ, Thu, đông. Theo đó thì mười lăm đêm là nửa tháng, hai nửa tháng là một tháng; ba tháng là một mùa hai mùa là một hành, tức nửa năm hay sáu tháng; hai hành là một năm; hai năm rưỡi là một song, bởi vì nhuận. Vì có tháng nhuận và tháng chính nên gọi là tháng song, không phải là nhuận song. Nếu cho năm lăm có hai lần nhuận gọi là nhuận song, thì cứ hai năm rưỡi có một lần nhuận, chẳng lẽ đặt là nhuận đơn sao?
Gom những con số thời gian trên nói về kiếp thì có bốn loại Kiếp biệt, kiếp thành, kiếp hoại và đại kiếp
– Kiếp biệt: Từ lúc con người thọ mười tuổi đến lúc tuổi thọ tăng dần đến tám vạn tuổi, trải qua một thời gian dài thọ tám vạn tuổi, rồi tuổi thọ lại giảm dần xuống mười tuổi, là một kiếp biệt, gọi kiếp biệt là để phân biệt với tất cả các kiếp còn lại. Hoặc dùng sự việc để định thời lượng của kiếp. Kinh tạp A – Hàm ghi; “Cỏ một tòa thành cao và rộng một do-tuần chứa đầy hạt cải, cứ một trăm năm lấy đi một hat khi hạt cải hết rồi mà vẫn chưa hết một kiếp. Đấy là biệt kiếp”. Nếu nói đại kiếp thì kích thước tòa thành ấy là tám mươi do-tuần.
Kinh lâu thán ghi: “Lấy hai việc để luận về kiếp: Một là, có một tòa thành rộng một ngàn dặm, dài bốn ngàn dặm chứa đầy hạt cải, cứ một trăm năm lần chư thiên đến lấy đi một hạt cải, đến khi hạt cải hết rồi mà vẫn chưa hết một kiếp. Hai là, có một khối đá vuông cạnh dài bốn mươi dặm, cứ một trăm năm chư thiên đến đùng y bằng lụa mỏng cõi trời phầt lên một lần. đến khi khối đá tiêu mòn hết rồi mà vẫn chưa hết một kiếp”. Đúng ra, đây cũng là một biệt kiếp.
Kiếp thành gồm bốn mươi biệt kiếp, kiếp hoại cũng như vậy. Bởi vì thời kỳ thế gian thành dài hai mươi biệt kiếp, thời kỳ trụ dài hai mươi biệt kiếp, thời kì hoại dài hai mươi biệt kiếp, thời kỳ không dài hai mươi biệt kiếp; trong đó kiếp trụ ghép vào kiếp thành, kiếp không ghép vào kiếp hoại. “Vậy thành và hoại này mỗi kiếp gồm bốn mươi biệt kiếp, tổng cộng là tám mươi biệt kiếp, thành một đại kiếp.
Nếu chia ra thi có sáu*, biệt, thành, trụ, hoạt, không, đại. Nếu gom lại thi có ba*, tiểu, trung và đại
Tiểu kiếp là biệt kiếp; trung kiếp là kiếp thành hoặc kiếp hoại; đại kiếp là tổng cộng cùa kiếp thành và kiêp hoại. Trong cõi Dục, thọ kiếp chính là tiểu kiếp
Thọ kiếp ở ba cõi trời sơ thiền chính là trung kiếp. Từ Nhi thiền trở lên, thọ kiếp chính là đại kiếp. Phép tính của Ấn Độ thì có sáu mươi đơn vị số đếm. Lớn hơn thì không đếm được thì gọi là A Tăng Kỳ. Đây là tính lắm làm số kiếp, tính từ một tăng dần đến sáu mươi gọi là A Tăng Kỳ kiếp. Đó là thời lượng của đại kiếp. Do đó, luận chí độ nói lấy tòa thành rộng một trăm do tuần chứa đầy hạt cải, cứ một trăm năm lấy đi một hạt cải, hoặc lấy áo lụa trời mỏng cứ một trăm năm phất một lần vào khối đá lớn một trăm do-tuần đều là nói về độ thời lượng của đại kiếp.
ở thế sách-ha, xưa dịch là Ta-bà, trong một đại kiếp có một ngàn vị Phật ra đời. Vì không thể thể dùng đơn vị thời gian nào để đếm được kiếp-ba, nên mượn các hình ảnh khối đá khổng lồ và tòa thành hạt cải để định một khoảng thời gian, theo đó gồm cả bốn kiếp: thành, trụ, hoại và không. Như trên, từ khi tuổi thọ tăng từ mười tuổi đến tám vạn tuổi, rồi lại giảm từ tám vạn tuổi đến còn mười tuổi, trải qua hai mươi lần tăng giảm như thế là một tiểu kiếp. Hai mươi tiểu kiếp là một kiếp thành. Nếu tính ra số năm thì tám trăm triệu tỉ tỉ tám triệu năm chỉ là một tiểu kiếp. Hiện nay, thế giới đã trải qua kiếp thành, bước sang kiếp trụ được tám tiểu kiếp. Đức Phật Thích-ca đương là vị Phật thứ tư trong kiếp trụ, còn chín trăm chín mươi sáu vị Phật nữa sẽ kế tiếp xuất hiện ở đời.
Truyện Tây quốc của pháp sư Huyền Trang ghi: “Đơn vị đo lường là du-thiện-na. Du-thiện-na là khoảng đường thánh vương thời xưa đi được trong một ngày. Xưa định một du-thiện-na bằng bốn mươi dặm, dân gian Ấn Độ cho là ba mươi dặm, kinh sách Phật ghi là mười sáu dặm”.
Luận A-tì-đàm ghi: “Bốn khuỷu tay là một cung, năm trăm cung là một câu-lô-xá, tám câu-lô-xá là một do-tuần. Một cung dài tám thước, năm trăm cung dài bốn trăm trượng, bốn trăm trượng là một câu-lô-xá. Một dặm có ba trăm sáu mươi bộ. một bộ có sáu thước. Do đó, hai trăm mười sáu trượng là một dặm, hai dặm có bốn trăm ba mươi hai trượng. Tính ra, năm trăm cung có bốn trăm trượng, tức là một câu-lô-xá, còn thiếu ba mươi hai trượng nữa thì đầy hai dặm. Như vậy, một câu-lô-xá nhỏ hơn hai dặm, suy ra, tám câu-lô-xá. tức là một do-tuần, nhỏ hơn mười sáu dặm. Nếu theo kinh Tạp bảo tạng, một câu-lô-xá có năm dặm, nhưng theo A-tì-đàm thì tám câu-lô-xá là một do-tuần, tức bốn mươi dặm.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *