Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / QUYỂN 1 – CHƯƠNG KIẾP LƯỢC

QUYỂN 1 – CHƯƠNG KIẾP LƯỢC

1.2.4. Kiếp thành
Kinh Khởi thế ghi: “Bấy giờ trải qua vô số không thể tính ngày tháng, một tầng mây dày khổng lồ hình thành che phủ đến khắp thế giới Phạm thiên, tạo ra trận mưa rất lớn, hạt mưa to như cái trục xe hoặc như cái chày. Trải qua trăm năm vạn năm, nước mưa tích tụ dần dần đến đầy khắp thế giới mà các trời cư trú. Khối nước đó được bốn phong luân giữ lại. Bốn phong luân ấy tên là Trụ, An Trụ, Không Rơi và Giữ Chặt. Sau khi hết mưa, bốn phong luân này tự dứt. Bấy giờ, dưới tầng nước đó vô lượng trăm ngàn vạn ức do-tuần, bốn phương đồng loạt nổi gió lớn A-na-tì-la thổi không ngừng vào khối nước ấy tạo ra những bọt nước lớn. Gió lại thổi tung những bọt nước ấy lên không trung. Bên trên đó là cung điện của Phạm thiên được xây dựng rất đẹp bằng bảy thứ báu: Vàng, bạc, lưu li, pha-lê, xích châu, xa cừ, mã não. Thế là thế giới Phạm thiên xuất hiện.
Khối nước ấy lại hạ thấp xuống vô lượng trăm ngàn vạn ức do-tuần. Cũng như trên, gió A-na-tì-la lại nổi lên từ bốn phương thổi vào tầng nước ấy khiến những đám bọt nước lớn bay lên không trung tạo thành cung điện của trời Ma-thân, có tường vách giống như cung điện của Phạm thiên, chỉ khác màu và vẻ tinh xảo của các báu thôi. Kế tiếp, cung điện của trời Tha Hóa Tự Tại, … lần lượt đến trời Dạ-ma, trời Lục Dục tuần tự đầy đủ như cung điện của Phạm thiên, chỉ kém hơn về màu sắc của châu báu và nét tinh xào thôi.
Bây giờ, khối nước kia lại thu nhỏ lại, rồi lui thấp xuống vô lượng trăm ngàn ức vạn do-tuần, lặng yên trong vắt. Kế đó, bọt nước nổi khăp trên mặt nước dày sáu mươi tám ức do-tuần, rộng vô biên. Gió lớn thổi những bọt nước tạo thành núi Tu-di bằng bốn thứ báu. Gió ấy lại thổi bọt nổi trên mặt nước tạo thành trời Ba Mươi Ba bằng bảy thứ báu. Gió ấy lại thổi bọt nước ngập đến sườn núi Tu-di cao bốn mươi hai nghìn do-tuần, tạo thành cung điện của Nhật thiên và Nguyệt thiên bằng bảy thứ báu. Vì nhân duyên ấy, thế gian có bảy cung điện của mặt trời hiện nay. Gió ấy lại thổi bọt nước tụ thành đống cao một vạn do-tuần trên mặt biển tạo thành cung điện và thành quách bàng pha-lê của Dạ-xoa không cư. Cũng như thế, gió ấy lại thổi bọt nước quanh núi Tu-di bay xa khỏi núi một ngàn do-tuần tạo thành tòa thành bốn mặt của a-tu-la bằng bảy thứ báu dưới lòng biển. Lại có gió lớn thổi bọt nước tạo thành các ngọn núi báu lớn khác. Gió lần lượt thổi bọt nước như vậy vượt qua bốn đại châu, tám vạn tiểu châu, núi Tu-di và đặt chúng vây quanh tất cả các núi lớn khác, tạo thành nủi Đại Luân Vi cao và rộng bằng sáu trăm tám mươi vạn ức do-tuần bằng kim cang bền chắc không thể phá hoại. Gió lớn như vậy thổi mạnh khoét sâu dần xuống mặt đất, rồi đưa khối nước trong vào đó, vì thế mới cỏ biển cả.
Kinh Khởi thế ghi: “Có ba nguyên nhân khiến nước biển lớn mặn chát, không thể uống được:
– Một, vô lượng thời gian sau hỏa tai, một lớp mây lớn kết tụ lại che phủ khắp nơi, tạo ra những hạt mưa tưới xuống khắp thế giới. Nước mưa ấy theo thứ tự rửa tất cả cung điện của trời Phạm Thân, cung điện Quảng Thiên. Kế đó, các cung điện của trời Tha Hóa Tự Tại, Hóa Lạc, Đâu-suất, Dạ-ma, khiến các vị mặn, cay và đắng tuôn hết xuống phía dưới. Nước mưa ấy lại rửa núi Tu-di và những ngọn núi lớn trong bốn Đại châu và tám vạn Tiểu châu. Vì nước rửa ấy chảy hết vào biển nên nước biển rất mặn, không thể dùng để ăn uống được.
– Hai, những vị thần lớn và những chúng sinh thân lớn ở trong biển đều đại tiểu tiện vào biển, cho nên nước biển mặn đắng không thể ăn uống được.
– Ba, từ xưa, các vị tiên đã từng chú nguyện cho nước biển trở nên cỏ vị mặn không thể ăn uống được”.
Luận Thuận chính lí ghi: “Kiếp thành là thời kì từ khi giỏ nổi lên cho đến khi địa ngục vừa mới có hữu tình, nghĩa là sau khi thế gian bị tam tai hủy diệt, thì đến hai mươi trung kiếp chỉ có hư không; trải qua thời gian lâu dài này mới lại có chúng sinh, tức đến kiếp Thành. Do nghiệp lực của tất cả hữu tình tăng mạnh, trong hư không dần dần có gió nhẹ nổi lên, đó là tướng của khí thế gian sắp hình thành. Gió dần dần tăng mạnh tạo thành phong luân, thủy luân và kim luân v.v… như trước đã nói. Nhưng trước hết hình thành cung trời Đại Phạm, cho đến cung trời Dạ-ma, rồi lại tạo thành phong luân v.v… Đó là sự thành lập khí thế gian do nghiệp lực của hữu tình, nghĩa là chúng sinh tụ tập ở trời Quang Tịnh qua một thời gian lâu dài thì thiên chúng đông đúc, nơi ở trở nên chật hẹp, những vị trời bị giảm phúc phải phân tán đến ở các cõi dưới. Một hữu tình đầu tiên của thế gian này chết ở cõi trời Cực Quang Tịnh, thì sinh vào cung điện trống của trời Đại Phạm, về sau, cũng từ trời Đại Phạm chết, có hữu tình sinh vào trời Phạm Phụ, có hừu tình sinh vào trời Phạm Chúng, có hữu tình sinh vào cung trời Tha Hóa Tự Tại. Dần dần có hữu tình sinh xuống cõi người, rồi sinh vào loài ngạ quỉ, súc sinh, địa ngục. Cứ y như thế, cuối kiếp hoại tức đầu của kiếp thành. Nên biết, lúc hữu tình đầu tiên sinh vào địa ngục là lúc hết hai mươi trung kiếp thành. Sau đó, lại lần lượt đến hai mươi trung kiếp trụ.
Luận Lập thể A-tì-đàm ghi: “Lúc tất cả khí thế giới hình thành xong, địa giới và phong giới bắt đầu phát triển. Phong giới thôi hỏa giới nung nóng địa giới, Phong giới luôn thổi vèo mọi vật, khiến chúng trở nên cứng chắc. Bấy giờ, tất cả các thứ báu đều hiện rò. Hình thành như thế là đã trải qua thời gian sáu mươi tiểu kiếp”.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *