Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / QUYỂN 1 – CHƯƠNG KIẾP LƯỢC

QUYỂN 1 – CHƯƠNG KIẾP LƯỢC

QUYÊN 1
Quyển này có một chương Kiếp lượng.
1. CHƯƠNG KIÉP LƯỢNG

l.l.TIỂU TAM TAI
1.1.1. Lời dẫn
Cũng như niên hiệu, kiếp là danh từ chỉ một khoảng thời gian. Nhưng thời gian không có đặc tính riêng, chỉ căn cứ vào sự việc mà giải thích. Sở dĩ giáo pháp Phật hoằng truyền nói nhiều đến kiếp, là vì kiếp tuy chẳng phải phép tắc cao siêu của lí quán, nhưng cũng là ý nghĩa sâu xa để khuyên răn. Nếu thức tình chìm đắm bến mê thì kiếp vi trần cũng dễ trải qua, còn sơ tâm quay về đường giác thì số tăng- kì thật khó trọn; đó là sự khác nhau giữa mê và ngộ. Trong địa ngục Vô gián, thọ mạng tội nhân bằng với giới thành1, trên cõi Tiên Hành2 tuổi thọ các trời như kiếp thạch3; đó là sự khác nhau giữa thiện và ác. Đến
như thế giới Ta-bà thì khoảnh khắc đã là một trăm tuổi, còn thế giới Ca-sa4 5 lấy vĩnh kiếp 3 làm một tuần giáp6; đó là sự khác nhau giữa cõi nhiễm và cõi tịnh.
Nói tóm lại, tai kiếp chẳng ngoài đại và tiểu. Đại và tiểu lại có ba. Thủy, hỏa và phong gây ra tai, thuộc đại; còn đao binh, đói khát và dịch bệnh tạo thành hại, thuộc tiểu. Thế nên mới biết cung A Phòng7 hoành tráng xây sáu năm, cuối cùng bị cháy thành tro, nghìn đài ngọc rực rỡ cao ngút trời, rốt cục bị trôi chìm trong nước lụt; thêm chẩn bệnh không ra, cầu mưa vô hiệu, rồi giáo bén giao tranh, gươm sắc đâm chém, tàn hại chúng sinh tử vong gần hết. Đã như thế, sợ rằng chúng sinh trong ba cõi vẫn chưa tỉnh ngộ. Than ôi! Sáu đường thật đáng thương!
1.1.2. Tiểu tai dich bệnh
Theo luận Trí độ8, kiếp đúng âm Tây Phạn gọi là kiếp-bá-bạt-đà. Trung Hoa dịch kiếp-bá là phân biệt thời tiết, dịch bạt-đà là thiện, lả hiền. Vì có nhiều người hiền ra đời nên kiếp ấy gọi là kiếp Hiền.
Luận Lập thế A-tì-đàm9 ghi: “Phật Thế Tôn nói:
Một tiểu kiếp gọi là một kiếp, hai mươi tiểu kiếp cũng gọi là một kiếp, bốn mươi tiêu kiếp cũng gọi là một kiếp, sáu mươi tiểu kiếp cũng là một kiếp, tám mươi tiểu kiếp mới gọi là một đại kiếp”. Tại sao một tiểu kiếp gọi là một kiếp? Bấy giờ, tì-kheo Đề- bà-đạt-đa chịu quả báo dị thục10 ở trong địa ngục, Phật nói là Đạt-đa trụ thọ-1 một kiếp. Nhưng tại sao hai mươi tiểu kiếp cũng gọi là một kiếp? Như trời Phạm Chúng có thọ mạng hai mươi tiểu kiếp, Đức Phật nói là thọ một kiếp? Tại sao bốn mươi tiểu kiếp cũng gọi là một kiếp? Như thọ mạng của trời Phạm Phụ là bốn mươi tiểu kiếp, Đức Phật nói là thọ một kiếp? Tại sao sáu mươi tiểu kiếp cũng gọi là một kiếp? Như thọ mạng của trời Đại Phạm là sáu mươi tiểu kiếp, Đức Phật nói là một kiếp? Tại sao tám mươi tiểu kiếp gọi là một đại kiếp?
Đức Phật dạy về kiếp:
Thế giới trải qua hai mươi tiểu kiếp hoại, kế đến hai mươi tiểu kiếp không, tiếp đến hai mươi tiểu kiếp thành, rồi đến hai mươi tiểu kiếp trụ. Trong hai mươi tiểu kiếp trụ hiện nay thì bao nhiêu kiếp đã qua, bao nhiêu kiếp chưa qua? Tám tiểu kiếp đã qua mười một tiểu kiếp chưa đến và kiếp thứ chín hiện nay chưa hết.
Kiếp thứ chín này đã qua bao nhiêu năm, còn bao nhiêu năm chưa đến? Chắc còn lại hơn sáu trăm chín mươi năm năm (đây là tính đến năm Kỉ Mào cuối đời Lương, lúc phiên dịch kinh này). Trong hai mươi tiểu kiếp này có ba tiểu tai lần lượt xảy ra là tiểu tai bệnh dịch, tiểu tai đao binh và tiểu tai đói kém. (Các kinh luận liệt kê thứ tự ba tiểu tai này không giống nhau. Như các kinh Trường A-hàm, Trung A-hàm, Khởi thế, v.v… đều ghi trước là đao binh, kế là đói kém, rồi dịch bệnh. Theo các luận Câu-xá, Á-tì-đàm, Tì-bà-sa, v.v… thì liệt kê trước là đao binh, kế là dịch bệnh rồi đến đói kém; còn theo các luận Du-gỉà, Đối pháp, v.v… thì trước là đói kém, kế là dịch bệnh rồi đến đao binh. Nếu xét thứ tự dài ngắn của năm tháng thì theo luận Du-già và đối pháp là đúng). Nếu căn cứ theo luận lập thế A-tì- đàm thì nay đúng vào thời tiểu tai thứ ba trong kiêp thứ chín. Kiếp này do đói kém mà loài người diệt hết.
Đức Phật dạy:

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *