Home / TRÌ TRÚ / Chú Đại Bi / Chú Đại Bi câu 76 – 80

Chú Đại Bi câu 76 – 80

(76) NAM MÔ HẮC RA ĐÁT NA ĐÁ RA DẠ DA
Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da chính là bản thân đức Hư Không Bồ Tát nơi trên phiến đá hái hoa
GIẢI: Dụng ý của đức Bồ Tát nhắc lại câu này chính là Ngài muốn nói rõ trong việc tu đạo còn có đường tắt, hy vọng người đời không đi lầm đường, và sớm nhận được sự thực của đạo pháp.
GIẢNG: Đức Bồ Tát đã đinh ninh dặn dò ba điểm: người đọc bản chú này cần phải hết sức hàng phục thân tâm, khiên cho lòng không bị buông thả, đồng thời phải chú tâm thiền định, tham ngộ việc lớn sinh tử, quan sát mọi người trên thế gian. Khi đã quy y Phật Pháp thời không thể làm hại Chân Như, chẳng hạn như chỉ lo ăn chay niệm Phật, thật rất đáng thương. Không vậy, cũng ngồi hai đùi co lại, trong đầu trống rỗng cứ cho như vậy là tu hành

(77) NAM MÔ A DỊ DA
Nam mô a dị da, đó chính là hương tượng (tượng thơm) của đức Phổ Hiền Bồ Tát đang ngồi thiền toạ Bát Bảo
DỊCH: (A dị) có nghĩa là bực Thánh. (Da) là lễ. Trọn câu có nghĩa là quy mệnh và quy lễ lên bậc Thánh giả
GIẢI: Câu này chủ ý nói lên việc coi trọng sự tu đạo cần quên hẳn cái tướng của ta, có vậy mọi ý niệm xấu mới không nảy sinh
GIẢNG: Câu này chính là đức Bồ Tát muốn dẫn độ lại những người tu hành nên sớm trì tụng bài chú, chợt nhiên tỉnh ngộ, sửa lỗi và đổi mới. Cần thầm cầu Phật Pháp, cần phải sửa trị tâm bệnh, trừ hết vọng tưởng. Nếu như niệm lúc nào thời tập trung tư tưởng lúc ấy, mặc kệ mọi sự động tĩnh bên ngoài không phân tâm tư tưởng. Như vậy có thể hẹn ngày thành đạo. Đức Phật Tổ xiển dương Phật Pháp, triệt để từ trước đến sau. Dùng chữ không mà dạy bảo mọi người, làm sao cho thông đạt vô ngã. Các học giả nếu có tu hành và tiến tới cực điểm, tự nhiên vạn tượng đều không, khi tĩnh đến mức vô ngã, khi động thời vô thường. Như vậy, mọi tà niệm sẽ không phát khởi và được cùng một thể với Phật Tổ

(78) BÀ LÔ KIẾT ĐẾ
Bà lô kiết đế chính là đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đang chỉ một ngón tay lên trời
DỊCH: (Bà lô kiết đế) có nghĩa là quan, quang, tức là mọi sự quan sát
GIẢI: (Bà lô kiết đế) có nghĩa là đạo pháp huyền diệu vô cùng, nếu tu được thời từ chỗ thanh tịnh có thể tới nơi cực lạc
GIẢNG: Câu này chính là chân ngôn của đức Bồ Tát diễn tả sự cao thâm của đại đạo. Lẽ tự nhiên, có sinh tất có tử, có thành tất có bại. Nhưng hầu hết người đời sợ chết mà ham sống, kết quả là: sợ chết cũng không tránh khỏi cái chết. Vì vậy muốn được trường sinh, thời phải tìm cái sống trong cái chết. Như vậy có nghĩa là tự mình trước hết phải làm cái công việc làm sống người đã chết, đem mọi điều dục niệm làm chết nó đi, có vậy mới mong được toại nguyện. Thí dụ: có người không dữ được điều trung hiếu, tiết nghĩa. Người đó giống như người đang sống trong nhân gian, nhưng thực sự họ đã chết rồi. Vì lẽ đó, mặc dù tuổi thọ chưa hết, nhưng kẻ sống đã không còn nữa

(79) THƯỚC BÀN RA DẠ
Thước bàn ra dạ chính là đức Quan Thế Âm Bồ Tát giải nhãn căn thiên diệt kim liên
DỊCH: (Thước bàn ra da) có nghĩa là Tự Tại. (Dạ) là lễ. trọn câu có ngĩa như trên
GIẢI: (Thước bàn ra dạ) có nghĩa là người tu đạo muốn thành pháp thân thanh tịnh, cần phải tạo trừ nhỡn căn mới có thể xuất hiện vô thường diệu cảnh
GIẢNG: Câu này là chơn ngôn của đức Bồ Tát chỉ rõ chân truyền của đại đạo, hẹn cho người tu đạo có đường tắt để đi, không đến nỗi lầm đường lạc nối. Như vậy có nghĩa là người tu đạo phải đóng chặt sáu cửa, diệt trừ nhỡn căn, để tránh điều sắc luỵ. Mắt chính là con dao ngăn trở con đường vào đạo. Do đó, muốn tìm đường sống, trước hết phải trừ diệt nhỡn căn.

(80) TA BÀ HA
Ta bà ha chính là đức Quán Thế Âm Bồ Tát lắng tai phân biệt tiếng vàng dơi trên cánh tay
GIẢI: Câu này kết hợp với ý của câu trên có nghĩa là: Giả thử nhỡn căn đã trừ, nhưng nhĩ căn cũng là một vật chướng ngại, cũng cần phải được tảo trừ. Có vậy, về sau mới đạt tới diệu cảnh vô thường
GIẢNG: Câu này có nghĩa là thanh tịnh nhỡn căn là một việc hết sức khẩn yếu, nhưng nhĩ căn cũng không nên coi thường. Vì lẽ nhĩ căn không được thanh tịnh thời không có cách nào để nghe được pháp và chứng được đạo. Chúng ta cần phải làm cho nhĩ căn được thanh tịnh, khiến cho tâm không bị thanh chi phối mà buông thả ra ngoài. Nhớ lại: Trình Từ là bậc nho gia nổi tiếng đời Tống, thường làm bài châm, lưu ý có bốn điều không được làm (tứ vật, ông nói: người ta giữ được đạo, thường chính là nhờ ở thiên tính, nếu phạm vào tứ vật (ưa tìm biết, ưa vật chất, ưa dẫn dụ, bị biến chất). Như vậy sẽ mất hết sự chân chính. Vì thế những kẻ tu đạo, luôn luôn phải ngăn chặn mọi tà niệm, chỉ giữ lại một tấm lòng thành, luôn luôn xét lại lòng mình và nghe kỹ tiếng nói lòng mình, đừng để cho đi ngược lại với sự tự nhiên. Như vậy, những điều tứ đại ngũ uẩn sẽ không cần phải đợi thanh tịnh mà chính tự nó sẽ thanh tịnh, không cần nó không, mà tự nó sẽ không, có vậy mới tìm thấy cái diệu thể của chân không. Sở dĩ cần phải nghe lại lòng mình, vì thận môn khiếu ở nơi TAI. Về điểm này, so với nghĩa thực của Phật Pháp hơi có chút khác biệt, nhưng như trên đã giải thích rõ tất cả sự lợi hại của nhĩ căn. Đó là điều cần phải tham khảo kỹ lưỡng.

About namcuulong

Check Also

Chú Đại Bi câu 61 – 65

(61) TA BÀ HA Đó chính là đức Nhiễm Đà Bồ Tát, gậy để ngang ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *