Home / TRÌ TRÚ / Chú Đại Bi / Chú Đại Bi câu 41 – 45

Chú Đại Bi câu 41 – 45

dai-bi-chu41(41) HÔ LÔ HÔ LÔ MA RA
Hô lô hô lô ma ra chính là Bát Bộ Quỷ Thần Vương
DỊCH: (hô lô hô lô ma ra) có nghĩa là làm phép được như ý , làm phép không xa lìa bản ngã. Đó chính là hóa thân của đức Ngọc Hoàn Thủ Nhãn Bồ Tát
GIẢI: (hô lô) là hiện thần quỷ tướng (Hô lô hô lô) là nhân hiện thần quỷ tướng mà hàng phục được chúng quỷ (ma ra) hiện ra tướng hoan hỷ như ý
GIẢNG: Câu này chính là chân ngôn của Bồ Tát, dạy những người sau khi tu thành đạo, thời thần thông quảng đại, biến hóa vô cùng hoặc hiện thần quỷ tướng, hàng phục chúng quỷ, hoặc hiện hoan hỷ tướng , lợi thế chúng sinh, tất cả mọi điều đều được tùy ý tự tại. Vì thế những người đã chứng đạo, đều được hưởng phúc báu lâu dài. Mọi sự giàu sang trong trần thế, chỉ là sự hưởng thụ nhất thời , phương chi lại còn phải trải qua biết bao chướng ngại. Cổ nhân thường nói: của nhiều thời họa nhiều, quan cao thời càng nhiều nguy hiểm. Những cảnh phú quý đó làm sao sáng kịp sự tùy ý dong chơi tự tại.

dai-bi-chu42(42) HÔ LÔ HÔ LÔ HỂ RỊ
Hô lô hô lô hê rị chính là Tứ Tí Tôn Thiên Thần Trứ Liễu Diệp Khải
DỊCH: (hô lô hô lô hê rị) có nghĩa là tác pháp vô niệm, tác pháp tự tại. Đó chính là hóa thân của đức Bảo Tát Thủ Nhãn Bồ Tát
GIẢI: (hê rị) là tác pháp tự tại, trọn câu nghĩa là tác pháp cần được ung dung tự tại, không mảy may khổ não.
GIẢNG: Câu này là chân ngôn chủ yếu nói về người tu đạo, việc thi hành phép tắc phải được ung dung tự tại (thoải mái) không có sự gò bó, gượng ép. Tùy nơi, tùy lúc có thể từ ý mà hiện hóa, mảy may không bị trở trệ. Muốn cứu người bệnh đau ốm , tất nhiên phải hiện thân thành thày thuốc, vì sợ người đời mà cứu giải hết thảy mọi bệnh tật. Đức Bồ Tát sở dĩ được tự tại như thế, không gì khác hơn do lòng từ bi tràn ngập của ngài chủ yếu của việc tĩnh tọa, là do không để cho mọi dục niệm nổi dậy. Tấm lòng thành thật và ngay thẳng luôn kết hợp với nhau, khiến cho bản tính không bị tối tắm. Nhưng tiếc thay, đa số người đời cứ chấp mê không chịu tỉnh ngộ, không chịu phá bỏ trần duyên, đành cam tâm để cho mọi dục niệm sai khiến trói buộc. Xưa nay, những bậc tổ sư thánh hiền, đều là những kẻ sĩ cao minh trong thế gian. những người này thường thấy rõ mọi dục vọng ở thế gian nên đã lập lời hoằng nguyện quyết tâm siêu tục mà tu đạo

dai-bi-chu43(43) TA RA TA RA
Ta ra ta ra chính là Ngũ Trọc Ác Thế
DỊCH:( ta ra ta ra) có nghĩa là sức bền chắc. Chính là hóa thân của đức Kim Cương Xử Thủ Nhãn Bồ Tát
GIẢI: ( ta ra) chủ yếu khuyên người tu đạo nên phải có sức bền chắc ( ta ra ta ra) có nghĩa là người tu đạo không những phải có sự bền chắc, đồng thời cũng phải hằng tâm, một mực không hai, giữ gìn liên tục, trước sau như một
GIẢNG: Câu này chính là chân ngôn của đức Bồ Tát căn cứ vào lời chú kể trên mà thuyết minh. Muốn được sự hiệu nghiệm kể trên, thời trước hết phải có sắc thân là một ảo cảnh. Sau đó mới phát nguyện siêng năng tu hành. Ngoài ra, lại giữ một lòng kiên nhẫn không rời chuyển được, một lòng hướng về đạo, kiên định không bao giờ dời đổi. Có như vậy, ở trong vòng ngũ trọc ác thế mới không bị hình hình sắc sắc làm dung động, mới có thể siêu thoát cảnh sinh tử khổ não, và được chứng quả được thanh tịnh. Đương nhiên mọi loài ma quỷ không dám xâm phạm, chúng ác cũng cách ly. Nếu lập chí không bền, giữ lòng không được lâu bền, nhận thức lý lẽ không được chính xác, không dốc lòng tin đạo, khi tiến khi lùi, lúc làm lúc nghỉ. Muốn tiến về phía trước nhưng lại lùi về phía sau, chỉ nhắm cái hư mà không nhìn thấy cái thực, tâm thân hoảng hốt bất định. Như vậy không có cách nào để đạt tới múc đích tu hành. Cùng không thành dạ trở về làng, ung dung tự tại mà làm phép. Vì lẽ đó, người tu đạo cần có nghị lực bền vững lâu dài, không chễ biếng. Có vậy mới trở thành cái đạo kiên cố. Hai chữ kiên cố, các bậc học giả không thể coi thường được.

dai-bi-chu44(44) TẤT RỊ TẤT RỊ
Tất rị tất rị tức là đức Quan Thế Âm làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh, điều này không thể bàn cãi được.
DỊCH: (tất rị tất rị) là điểm lành dũng mãnh thắng lợi. chính là hóa thân Đức Hợp Thủ Nhỡn Bồ Tát.
GIẢI: (tất rị) có nghĩa là có thể làm lợi cho tất cả chúng sinh. (Tất rị tất rị) có nghĩa là lòng yêu mến hết thảy mọi chúng sinh, không bỏ rơi một ai. Chọn câu có nghĩa là điềm lành thắng lợi không thể bàn cãi được
GIẢNG: Câu này chủ yếu nói: Nếu có người nào phát tâm thệ nguyện, vứt bỏ mọi thứ hồng trần, chuyên làm những việc tế nhân lợi vật, lâu ngày công đức được viên mãn, cảm động đến chư Thiên Phật Tổ. Vì thế câu này chính là chân ngôn chứng từ bi pháp. Chì tụng bản kinh chú này không chỉ dành cho việc hộ niệm những người có cơ duyên, mà gồm cả lục đạo chúng sinh cũng có thể được nhờ ở lòng lành bảo hộ mà thành đạo. Ngay cả đến Trời, Người, A Tu La cũng đều tùy hỉ. Những loài dã thú như rồng, rắn, chó sói, sư tử, voi cũng đều cung kính ái mộ.

dai-bi-chu45(45) TÔ RÔ TÔ RÔ
Tô rô tô rô nghĩa là tiếng lá rụng của chư Phật.
DỊCH: (Tô rô tô rô) là nước Cam Lộ, chính là hóa thân của đức Cam Lộ Thủ Nhỡn Bồ Tát.
GIẢI: (Tô rô) là nói về việc sinh nước Cam Lộ, mà có thể làm lợi cho hết thảy chúng sinh.
GIẢNG: Đức Bồ Tát nói ra lời chân ngôn này là Ngài có ý chỉ bảo cho người tu đạo, khi dụng công tu hành phải làm sao đạt tới mức là nước trong ao bát công đức thủy có thể lên xuống theo ý mình muốn. Chúng ta có dùng nước đó để thấm nhuần tâm, tưới khắp muôn loài, thời hết thảy mọi sự đói khát, nóng nảy, khổ não đều được trong mát. Vì lẽ đó mới gọi là nước Cam Lộ.

About namcuulong

Check Also

Chú Đại Bi câu 66 – 70

(66) TA BÀ MA HA A TẤT ĐÀ DẠ Ta bà ma ha a tất ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *