Home / TRÌ TRÚ / Chú Đại Bi / Chú Đại Bi Câu 6 – 10

Chú Đại Bi Câu 6 – 10

dai-bi-chu6(6) MA HA CA LÔ NI CA DA
Ma ha ca lô ni ca da, đó chính là bản thân đức Bồ Tát Mã Minh tay đang cầm bạt chiết la
DỊCH: (ca lô) nghĩa là bi thương. (Ni ca) là tâm. (Da) là lễ. Trọn câu có nghĩa là: Đức Bồ Tát tự mình giác ngô, tự mình cứu đô, giác ngộ người và tế độ người.
GIẢI: (Ca lô ni ca da) có ý nói sắc tướng đều là không, thời sẽ hết khổ não, và được sang bờ bến kia
GIẢNG: Câu này bao hồm ý nghĩa đức Bồ Tát khuyên người tu đạo, trước hết cần coi nhẹ thân tâm và cách ly hết mọi ảnh cảnh. Thực hiện câu chân ngôn là sống một cách hồn nhiên tự tại, là vô nhân tướng, là vô ngã tướng (không phân biệt giữa người và ta). Nhờ đó ta có thể nhìn thấy được chân tính, thoát ly được sự thống khổ. Muốn biết được phật pháp quảng đại vô biên, điều đó còn tùy thuộc vào người tu trì. Vì thế, chỉ cần người tu hành có hoằng tâm (bền lòng) là có thể đạt tới nguồn gốc của đại đạo. Nếu như đạo tâm không kiên định, nửa đường bỏ dở, hoặc việc tu hành không được rèn luyện đúng mức, như thế không thể nào vượt được người và trời, thoát khỏi cảnh khổ não. Vì lẽ đó, đức Bồ Tát hi vọng tất cả những kẻ hữu tình ở trên cõi đất này, hãi mau chóng học đạo, rộng chứa âm đức. Đối ngoại thời có thể lợi nhân, lợi vật. Đối nội thời có thể làm trong sạch tâm hồn và tiết chế lòng ham muốn, cứ như vậy bất kể ngày đêm, cứ mạnh dạn tiến bước. Cứ tiếp tục lâu dài, rồi tự nhiên có thể siêu thăng pháp giới. Những điểm chủ yếu trong việc tu đạo, trước hết là phải loại trừ hết mọi phiền lão, khổ công tu luyện loại trừ sắc tướng và chịu đựng khắc khổ, không sợ gian nam, trước sau như một, có trước có sau. Một ngày nào đi đến thành công, có thể vĩnh viễn sang bờ bên kia. Hết thảy mọi thứ sắc không cũng như mọi lỗi khổ não sẽ được bình ổn, vậy đạo lý tu hành là như vậy

dai-bi-chu7(7) ÁN
Nghĩa là mọi quỷ thần chấp tay nghe từng lời chú
DICH: (Án) chính là bản mẫu (mẹ gốc) của chân ngôn, ý chính là đã có bản mẫu của chân ngôn, là có thể đến hết mọi loại pháp môn. Như chữ và câu, quán trí, hành nguyện, giáo lý nhân quả.
GIẢI: (án) có thể dịch là quy mệnh, gồm hết thảy bản mẫu của chân ngôn, và nguồn gốc của kiếp nhân sinh.
GIẢNG: Đức Bồ Tát mở lòng từ bi theo lẽ huyền diệu của chân ngôn vô cực đánh thức bản tính nguyên lai của con người khiến cho thâm nhập pháp môn có một không hai. Nói chúng, những nời chú của mật tông, phần lớn đều có chữ này. Chữ này có nhiều ý nghĩa như: quy mệnh, cúng dường, kinh giác, nhiếp phục, pháp thân, báo thân, và ứng hóa thân. Nếu người đời có thể tu trì đạo pháp huyền diệu này, thời không những tất cả mọi đấng quỷ thần đều chấp tay hộ vệ, mà còn có thể lánh được nhiều kiếp, chứng được đạo quả. Điều cốt yếu đối với người tu đạo, trong lòng cần giữ được đoan chính, không để phương hại đến đạo đức, bên ngoài cần làm sao cho công đức được trọn vẹn, hoằng dương đạo pháp làm lợi sinh linh, phải làm như vậy mới có kết quả

dai-bi-chu8(8) TÁT BÀN RA PHẠT DUỆ
Tát bàn ra phạt duệ tức là bản thân của bốn vị đại vương
DỊCH: ( Tát bàn ra) có nghĩa là tự tại. (phạt duệ) có nghĩa là thánh tôn. Trọn câu có nghĩa là Tự Tại Thánh Tôn
GIẢI: (Tát bàn ra phạt duệ) có nghĩa là thân tâm thanh tịnh, mọi loài ma quỷ không thể xâm phạm, muốn cho được thân tâm thanh tịnh, thời trước hết phải chính tâm, tu thân
GIẢNG: Câu này chính là lời của đức Bồ Tát dạy người ta nên tu đạo, và đó là con đường rất dễ tiến tới đạo. Nếu có thể tu thân, thời mọi sự việc vô ích đều không giám làm. Nếu có thể chính tâm, thời tất cả mọi tưởng niệm trái lẽ đều không cho phát khởi. Cho nên tất cả những kẻ tu hành, trước hết phải loại trừ tất cả mọi dục niệm nằm trong thân tâm. Có vậy, lòng mình mới sáng tỏ. Tự nhiên, tất cả những thứ ma quỷ như tửu, sắc, tài, khí, không thể tấn công và chúng sẽ tự rút lui. Ngoài ra, còn được bốn vị đại thiên vương bảo hộ. Đức Bồ Tát có nói: người tu trì đạo pháp huyền diệu , thời mọi nơi, mọi chốn, đều được chư phật mười phương hộ trì, tiếp dẫn và xuất hiện đại uy đức tướng, khiến cho hết thảy mọi loài ma quỷ cuốn gió chạy dài. Nến có thể bền lòng trì tụng chân ngôn, thời hết thảy mọi loài ác sát nghe thấy tiếng đọc chân ngôn đều phải xa lánh. Được như vậy, các thứ ngoại tà đều không dám xâm phạm, và tâm thân tự nhiên được thanh tịnh. Nếu được hợp nhất với thể, thời chẳng lý gì mà lại không thành đạo quả.

dai-bi-chu9(9) SỐ ĐÁT NA ĐÁT TỎA
Số đát na đát tỏa tức là tên của bốn vị Thiên Vương bộ lạc quỷ thần
DỊCH: (Số đát na) là chính giáo thắng diệu, hoặc là bậc cao thượng thắng sinh, diệu sứ thăng tiến, nơi đất tối thượng. (Đát na) là tiếng nói tiếng cười vui vẻ dạy bảo chi triệu. Trọn câu là thông minh thánh hiền gia hộ
GIẢNG: (Số đát na đát tỏa) có nghĩa là tu đạo phải lấy lòng thành làm gốc, lấy sự tinh tiến làm công cụ, và đạt được sự trí thành. Chủ yếu khuyên chúng ta làm người cũng như làm việc, đều phải cẩn thận kiểm điểm, làm cho viên mãn không bị trở ngại, làm theo điều ma nhà nho thường nói: vố ý, vô tát, vô cố, vô ngã (không có chủ ý, không bắt buộc phải thế, không cố chấp và không chủ quan)
GIẢNG: Câu này chính làm lời khuyên của đức Bồ Tát khuyên mọi người nên thực lòng thực ý hướng về đạo pháp, cố sức trừ khử mọi thói xấu. Như vậy có nghĩa là thay đổi tính tình, biến hóa khí chất, không lấn lướt, không làm hại, không ham muốn, không quên lãng, có thế mới khế hợp được với đạo. Cứ thực hành một cách lâu dài, tất có kết quả. Một ngày nào đó, thành công tất nhiên là thành chính quả. Nếu tu đạo mà không giữ được lòng thành thời coi như bất minh, vì trong lòng còn nhiều điều hư vu dối trá. Bước thứ nhất tiến tới chữ thành, thời sự chân thực không bị dối trá vì thế lòng thành có thể cảm động được với trời đất, cảm động đến quỷ thần, cảm ứng với nhân vật. Như kinh đã nói: Thành tâm tu đạo, sẽ được sự bảo hộ của bốn vị đại vương cũng như sự bảo hộ của hết thảy các vị thiên thần, đó chính là đạo lý tu hành vậy. Vì lẽ lòng thành, thời không có vọng động, cõi lòng quy về một mối, lòng thành tự nhiên sáng tỏ, sáng tỏ sẽ thông suốt, thông suốt sẽ có thể biến, và biến sẽ hóa được cái đạo chí thành không thể lấy gì mà thí dụ được. Có chí mà học điều không phải đạo, dù thành tâm dụng ý mà học cũng uổng công phu

dai-bi-chu10(10) NAM MÔ TẤT KIẾT LẬT ĐỎA Y MÔNG A LỊ GIA
Nam mô tât kiết lật đỏa y mông a lị gia, đó chính là bản thân của Đức Long Phụ Bồ Tát, cần phải hết lòng đọc kỹ, cho sa lìa tính cấp của đức Đại Bồ Tát.
DỊCH: (Nam mô) có nghĩa là quy mệnh. (tất kiệt lật) nghĩa là lễ bái. (Đỏa y mông) nghĩa là ta chính không phải là ta. (A lị gia) Nghĩa là bậc Thánh. trọn câu có nghĩa: Quy y bực Chân Ngã Thánh.
GIẢI: (Tất kết lật đỏa y mông) có nghĩa là người ta tu đạo, tự nhiên sẽ được đức Bồ Tát che chở. (a lị gia) có nghĩa là tu đạo không thể nóng nảy để mong sớm đạt được kết quả.
GIẢNG: đức Bồ Tát khuyên người ta tu đạo, trước hết cần có ý chí siêu tuyệt thoát tục.Kế đó là giữ lấy lòng tế vật độ nhân. Nếu làm được như vậy, thời không cần phải trời giúp mà sẽ được trời bảo hộ. vì thế những kẻ tu đạo, một mặt phải giữ sao cho lòng được bền vững, nhất tâm nhất đức, không để nóng tính nóng lòng. Mặt khác, phải để lòng trong sáng tham khảo, tìm hiểu kinh điển. cũng cần bậc minh sư mở mang đưa đường chỉ nẻo, và tự hành động đúng thep phương pháp. Làm được như vậy, tự nhiên sẽ có đức Kim Cương hộ pháp về đạo, tuyệt đối không làm trở ngại mọi sự động tĩnh, được ra vào thong thả tự do, mọi việc cầu xin sẽ hoàn toàn được như nguyện. Vì thế, Tam Tổ có nói: việc đạt tới đạo không phải là điều khó, nhưng khó ở việc trọn lựa (sao cho đúng). Ước mong đồng đạo pháp lời thề nguyện, dù gặp trăm sự ma chiết cũng không dối loạn, ngàn thứ ma quỷ ám ảnh cũng không biến cải. Được như vậy, dễ thành tựu Phật đạo.

About namcuulong

Check Also

Chú Đại Bi câu 61 – 65

(61) TA BÀ HA Đó chính là đức Nhiễm Đà Bồ Tát, gậy để ngang ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *